Tranh cãi về sự lãng phí của đồ chơi nghệ thuật

 
Tranh cãi về sự lãng phí của đồ chơi nghệ thuật

VTV9.vtv.vn - 150 tỉ đồng - là con số mà người Việt trong năm 2024 đã bỏ ra để mua những "hộp mù" - art toy (hay còn gọi là đồ chơi nghệ thuật) trên các sàn thương mại điện tử. Việc không biết trước mình sẽ nhận được nhân vật nào trong hộp mù đó đã khơi dậy sự tò mò, hứng thú, biến quá trình mở hộp trở thành một trải nghiệm thú vị cho người mua.

Cùng từ đó mà họ bị "nghiện" thứ cảm xúc khi mở hộp mù, và sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để chi trả cho thú vui này. Tuy nhiên có một thực tế cần nhìn nhận là, những món đồ theo trào lưu như vậy .. thường không có giá trị lâu dài. 

Bỏ ra cả triệu đồng nhưng bị lãng quên chỉ sau vài hôm là kết quả sau khi chị Lanh chiều ý con mình mua những món đồ chơi nghệ thuật theo trào lưu.

Chị Hoàng Hải Lanh - Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội: “Lúc đầu thì thấy còn hào hứng đi đâu bé cũng đeo. Hai hôm sau con chán con bỏ luôn, không chơi gì nữa. Em nhìn đây, con vứt một xó để bẩn, chẳng động gì đến mà nó cũng chả có tác dụng gì, là một thứ vô bổ thôi”.

Kể cả với những người đã tự lập về tài chính thì cũng không tránh khỏi xu hướng tiêu dùng theo số đông. Khi bình tĩnh lại nhiều người nhận ra mình đã chi tiêu quá mức, cảm thấy hối hận, thậm chí rơi vào tình trạng nợ nần vì sự hào hứng nhất thời.

1802-PNHN-.DO CHOI GNHE THUAT.jpg
Còn lại gì khi những trào lưu đi qua thì có lẽ còn phụ thuộc vào mục đích mà chúng ta mua hay tiếp cận với loại đồ chơi này

“Có những tháng cao nhất của mình thì mình chi đến 3 triệu, 3.5 triệu cho việc khui box baby3, mỗi khi mình bóc ra mắt lé thì mình lại muốn bóc ra được mắt đẹp mắt nước. Có những khoảnh khắc ân hận vì không biết mình mua nhiều như thế để làm gì, nó có khác nhau hay không”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Nó có cái cơ chế của thần kinh gây nghiện ví dụ như là dựa trên sự bất ngờ và có cảm giác được chinh phục khi gặp những món đồ hiếm. Những người bóc túi mù họ chỉ thoả mãn cái cảm xúc thoả mãn, bất ngờ ngay lúc đấy thôi còn sau đó thì qua đi luôn.. Chúng ta thường nghĩ rằng việc chi tiêu cho cảm xúc thì không nên đo đếm bằng tiền nhưng mà cảm xúc đấy có được cân nhắc một cách kĩ càng không, có phải lâu dài không ?”.

Thế nhưng, những món đồ theo trào lưu khó có thể tồn tại lâu dài. Việc đầu tư cho những món đồ có giá trị không bền vững không hẳn là một lựa chọn khôn ngoan. Các sản phẩm có giá trị thường phải có những câu chuyện được xây dựng riêng đằng sau đó.

1802-PNHN-.son tung- do choi nghe thuat.jpg
Anh Nguyễn Phạm Sơn Tùng - Sưu tập mô hình Pokemon

Anh Nguyễn Phạm Sơn Tùng - Sưu tập mô hình Pokemon: “Trong 5 năm mà mình chơi thì giá trị của mô hình này vẫn giữ. Đối với người không chơi thì nó chỉ là một cục nhựa nhưng với cộng đồng hiểu về nó thì nó có giá trị nhất định. Cái vũ trụ pokemon nó có cả phim, game, truyện tranh. Tính câu chuyện gắn cho một đồ vật bất kì nó sẽ có tính giá trị đường dài. Mình chơi hay sưu tập cũng phải đặt bài toán kinh doanh ở trong đấy. Hãy chơi đồ chơi chứ đừng để đồ chơi chơi mình”.

Và để trả lời cho câu hỏi, còn lại gì khi những trào lưu đi qua thì có lẽ còn phụ thuộc vào mục đích mà chúng ta mua hay tiếp cận với loại đồ chơi này. Nếu đó là 1 sở thích hợp túi tiền, bạn trân trọng, thì nó sẽ trở thành kỷ niệm đẹp. Còn nếu mua thật nhiều chỉ để thoả mãn cảm giác nhất thời, thì chắc chắn điều đáng tiếc nhất là tiếc tiền.

 

 


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục