Trường chuyên biệt gặp khó vì thiếu giáo viên
VTV9.vtv.vn - Mặc dù có biên chế, nhưng các trường chuyên biệt tại TP. Hồ Chí Minh, nơi chăm sóc và dạy trẻ em khuyết tật, vẫn không thể tuyển đủ giáo viên. Thậm chí, số lượng giáo viên nghỉ việc đang ngày càng tăng, gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động giảng dạy.
Và để duy trì việc dạy và học, các trường buộc phải tìm những giải pháp tạm thời. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để, tạo ra nhiều lo ngại về chất lượng giáo dục cho trẻ em khuyết tật.
Đúng ra lớp học này phải có 2 giáo viên đứng lớp. Thế nhưng vì trường không tuyển dụng được giáo viên nên mọi công việc từ dạy dỗ, chăm sóc đến vệ sinh cá nhân chỉ có 1 mình cô Trúc. Cũng vì thế mà cô xem những khó khăn về cơ sở vật chất hiện tại lại là điều may, khi thi thoảng nhờ được cô giáo bên cạnh hỗ trợ.
Cô giáo Huỳnh Thị Mộng Trúc, trường Chuyên biệt Tương Lai, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Cũng vất vả, các em này không tự chủ được mình phải làm từ A - Z. Hồi xưa thì có, giờ thì khó, thiếu giáo viên, hồi xưa 2 cô hỗ trợ nhau, giờ khó khăn….”
Chỉ trong năm 2022, tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Tân Bình có đến 7 giáo viên nghỉ việc. Năm học vừa rồi, trung tâm tuyển dụng được 2 người. Chỉ sau 1 tuần, 1 người đã xin nghỉ. Đến nay trung tâm vẫn chưa tuyển thêm được người nào.
Bà Lê Trần Dạ Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Tân Bình cho biết: “Chế độ của Nhà nước so với bên ngoài nhà nước không bằng, mức sống bây giờ tăng cao, cho nên các cô quyết định không làm nhà nước mà đi ra ngoài. Vậy nên bên ngoài bây giờ những nhóm trẻ rất đông, mà người ta thì rất có nhu cầu để tuyển. Những sinh viên ra trường có làm nhà nước đâu, trường họ cứ đăng tin tuyển quá trời mà không có người để tuyển”.
Năm học 2023 - 2024, cả TP. Hồ Chí Minh chỉ tuyển được hơn 35 giáo viên chuyên biệt, bằng ½ so với nhu cầu đặt ra. Không chỉ thiếu giáo viên, các cơ sở giáo dục chuyên biệt còn thiếu cả nhân viên. Để duy trì hoạt động, các giáo viên hiện có phải kiêm nhiệm thêm nhiều vị trí. Dù rằng công việc hiện tại đã áp lực gấp đôi, gấp ba so với bình thường.
“Như tôi và thầy hiệu phó phải dạy thêm can thiệp sớm, điều mà đáng lẽ ra có giáo viên đủ thì tôi không phải làm”, Bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Hi vọng, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh bộc bạch.
Công nghệ có thể giải quyết tình trạng thiếu giáo viên với lớp học bình thường, nhưng với học sinh khuyết tật thì không. Trong khi những nỗ lực của các cơ sở giáo dục hiện tại cũng chỉ có giới hạn. Hành trình hòa nhập của các em cần nhiều hơn từ chính sách đột phá của Thành phố thu hút nguồn tuyển. Bởi với trẻ khuyết tật có giới hạn về độ tuổi can thiệp.
Văn bản
Văn bản
Cùng chuyên mục
Matxcơva thử nghiệm tàu điện không người lái
Tàu điện không người lái đầu tiên đã xuất hiện trên đường phố Matxcơva, Nga. Đây là một bước tiến công nghệ độc đáo của Chính quyền thành phố, với mục ...
thứ sáu, 22/11/2024
"Tường biển" - Thông điệp mạnh mẽ từ môi trường
Biến một tầng chung cư thành tác phẩm nghệ thuật để truyền tải thông điệp từ môi trường, triển lãm với chủ đề "Tường biển" đang diễn ra tại TP Vũng Tà ...
thứ sáu, 22/11/2024
Bia làm từ nước thải gây chú ý tại COP29
Một loại bia được làm từ nước thải đã qua tái chế đã gây sự chú ý với những người tham dự Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP29 tại Aze ...
thứ sáu, 22/11/2024
Tiếp tục tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết Ất Tỵ
Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) vừa thông báo tăng cường hơn 3.000 chuyến bay, cung ứng thêm 650.000 ghế trên ...
thứ sáu, 22/11/2024
TP. Hồ Chí Minh xếp hạng cấp thành phố cho 6 di tích
Nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ 19, sáng nay tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng - TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao công bố quyết định xếp hạng ...
thứ sáu, 22/11/2024
Nâng mức xử phạt vi phạm giao thông
Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an hiện đang tham mưu xây dựng, hoàn thiện dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn ...
thứ sáu, 22/11/2024