200 năm kênh Vĩnh Tế

 
200 năm kênh Vĩnh Tế

VTV9.vtv.vn - Kênh đào Vĩnh Tế là công trình thủy lợi quan trọng của khu vực Tây Nam Bộ và tỉnh An Giang từ thế kỷ 19 đến nay. Theo sử liệu, kênh Vĩnh Tế được vua Gia Long cho khởi đào năm 1819, hoàn thành năm 1824 với chiều dài 91 km, rộng 30 m, sâu 2,55 m và được thi công hoàn toàn bằng sức người.

Dù đã qua 200 năm, kênh Vĩnh Tế vẫn được đánh giá là công trình mang tính chiến lược, có vai trò trọng yếu trên các lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc. 

Kênh Vĩnh Tế hoàn thành vào năm 1824, được xem là công trình kỳ vĩ bậc nhất. Công trình hoàn thành như chiến hào khổng lồ bảo vệ và khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Xác định kênh Vĩnh Tế có vai trò trọng yếu trong chiến lược trù biên, Triều Nguyễn đã thiết lập nhiều cơ sở quân sự, quốc phòng kéo dài từ Châu Đốc đến cửa biển Hà Tiên. Điều này đã mở ra tiền đề quan trọng trong chiến lược an ninh, quốc phòng của đất nước về sau này.

Khi nói về lợi ích của kênh Vĩnh Tế, sách Đại Nam nhất thống chí viết: "Từ đây đường sông thông, việc biên phòng và việc buôn bán đều được hưởng mối lợi vô cùng".

TC24H-1511-41 4.jpg
Từ kênh Vĩnh Tế đã hình thành các làng xóm đông đúc

Kênh Vĩnh Tế hoàn thành còn đánh dấu một thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên làng xóm trên vùng biên giới. Song song việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu đã cho lập ven bờ kênh 5 làng gồm: Vĩnh Nguơn, Vĩnh Tế, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia và Vĩnh Thông. Qua thời gian, nhà cửa mọc lên ngày càng nhiều, người Việt đến định cư đông hơn, góp phần giữ gìn cương vực nước nhà, khẳng định chủ quyền trên vùng đất mới.

Đây chính là tiền đề quan trọng, để chính quyền nhà Nguyễn chia vùng đất Nam bộ từ "ngũ trấn" thành "lục tỉnh", hình thành tỉnh An Giang.

Hiện nay, theo tinh thần Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh An Giang đang thực hiện dự án xây dựng hồ trữ nước ngọt Tha La - Trà Sư, bên dòng kênh Vĩnh Tế, gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất cho khoảng 30.000ha đất nông nghiệp trong vùng Tứ giác Long Xuyên, gồm: tỉnh An Giang, Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ, ngăn hạn hán, xâm nhập mặn, giúp tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 
 

Mô-Đun thu giữ khí thải Carbon hiệu quả

Một công ty khởi nghiệp tại Berlin, Đức vừa phối hợp với một công ty Nhật Bản chuyên xử lý nước làm mát để thử nghiệm mô-đun NeoDuo, công nghệ mới có ...