Bản tin Alo Doctor (ngày 12/10/2024): Những sai lầm phổ biến trong so cứu khi bị rắn cắn

 

VTV9.vtv.vn - TP. Hồ Chí Minh: 34% nhân viên y tế có nguy cơ trầm cảm - Đề xuất chế độ hỗ trợ hiến tạng - Những sai lầm phổ biến trong so cứu khi bị rắn cắn

TP. Hồ Chí Minh: 34% nhân viên y tế có nguy cơ trầm cảm

Có tới 34% nhân viên y tế có nguy cơ trầm cảm, đây là kết quả được chỉ ra qua khảo sát thuộc dự án Epi-C phối hợp cùng Sở Y tế thực hiện, nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần cho nhân viên y tế tại TP. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, 31% nhân viên y tế đối mặt với lo âu và 25% gặp căng thẳng. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết việc triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế là trách nhiệm của lãnh đạo các bệnh viện, nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu suất làm việc. 
 

Đè xuất chế độ hỗ trợ hiến tạng

Tuần này là tuần lễ hiến ghép mô tạng. Đây là lần đầu tiên diễn ra sự kiện ý nghĩa này tại Việt Nam. Nhân dịp này, đã có những đề xuất bổ sung chế độ cho người hiến tạng cũng như giải pháp tăng số ca hiến tạng.  

Trong khuyến nghị để hoàn thiện hệ thống chính sách về hiến tạng, các chuyên gia có đề xuất: bổ sung chế độ cho người thân của người hiến tạng chết não (như bố, mẹ hoặc con) được tặng thẻ BHYT miễn phí, được ưu tiên khám chữa bệnh, ưu tiên nhận tạng ghép nếu suy tạng.

Riêng năm nay, đã có hơn 13 ngàn người dân đăng ký hiến tặng mô, tạng, 25 trường hợp chết não hiến mô tạng, góp phần làm tăng số tạng hiến từ người chết não đạt hơn 10% số bệnh nhân được ghép, nhiều nhất trong các năm qua.

Những sai lầm phổ biến trong so cứu khi bị rắn cắn

Bị rắn độc cắn là một trong những tai nạn thương tích phổ biến ở Việt Nam, nhất là vào mùa mưa. Ghi nhận tại bệnh viện Quân y 175, TP. Hồ Chí Minh số ca bị rắn cắn nhập viện tăng gấp đôi so với tháng trước. Tuy nhiên việc sơ cứu khi bị rắn cắn lại thường mắc phải những sai lầm phổ biến gây nguy hại tới sức khỏe và tính mạng. 

Theo bác sĩ có 2 nhóm rắn độc thường gặp ở Việt Nam là nhóm rắn độc gây rối loạn đông máu gồm có rắn lục đuôi đỏ và chàm quạt và nhóm rắn độc gây độc tố thần kinh như rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn biển.

Theo Thiếu tá, Bác sĩ CKII Dương Quốc Khánh, Chủ nhiệm Khoa bệnh Nghề nghiệp & Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Quân y 175: “Trong 15 - 30', biểu hiện tại chỗ như đau rát sưng nề, phỏng nước với những loài rắn gây rối loạn đông máu. Còn các triệu chứng về độc tố thần kinh có thể diễn tiến từ 30 phút - 6 tiếng - 12 tiếng, triệu chứng nặng dần từ tê mặt lưỡi chân tay cho đến suy hô hấp và giảm sức cơ toàn thân”.

Những cách sơ cứu sai lầm phổ biến khi bị rắn cắn khiến nạn nhân có nguy cơ bị hoại tử chi, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.

“Một là garô chi thể khi bị cắn, biện pháp này không được khuyến cáo bởi nó có 2 nguy cơ: một là gây thiếu máu, hai là khi tháo garô thì 1 lượng chất độc ồ ạt giải phóng vào trong máu có thể gây nhiễm độc nặng và tử vong. Sai lầm thứ 2 là cố gặng nặn máu và nọc độc từ vết thương, có thể làm cho độc tố xâm nhập vào nhanh hơn, gây ra nhiễm trùng vết thương. Thứ 3 là đắp lá hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng”.

Bác sĩ cũng khuyến cáo cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, không chờ đến khi có triệu chứng.

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Thời sự: Toàn cảnh 24h (18/10/2024)

Ngân hàng bơm vốn lãi suất thấp cho doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh xây dựng đề án để phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối Gần 130 hộ có ...

 
 

Alo Doctor (18/10/2024)

Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh tăng tốc ghép tạng cứu người bệnh - Lần đầu tiên triển lãm AI về sức khỏe và phòng vệ HPV tại Việt Nam - Đình ch ...

 
 

Thời sự: Sáng Phương Nam (18/10/2024)

Thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết ở Daklak - TP. Hồ Chí Minh yêu cầu không cho xe lưu thông trong khu vực trường học - Xe giường nằm cháy tr ...