Chuyên trang VTV9 - Thời báo VTV Đài truyền hình việt nam
chủ nhật, 1/12/2024
Hồ Chí Minh weather 25° - 33° C
weather
33° C
Hồ Chí Minh
chủ nhật, 1/12/2024

Văn bản

dcmn-2024-poster-chung-300x600px-43448947173638987497704.jpg

banner-hanh-trinh-net-zero-1920x200-px-43341639547494085381009.jpg

Cùng xem - Cùng nghĩ (Số 181): Tình trạng học sinh gây tai nạn giao thông

Thời gian qua, tình trạng học sinh gây tai nạn giao thông xảy ra rất phổ biến không chỉ mất an toàn giao thông mà còn đe dọa đến sức khỏe của các em. Bằng chứng là đã có rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra có liên quan đến học sinh xảy ra gần đây. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục, tuyên truyền luật ATGT tới học sinh nói riêng và thanh thiếu niên nói chung.

 

Hành vi chống người thi hành công vụ

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, đã có 78 vụ người điều khiển phương tiện giao thông chống đối người thi hành công vụ. Nhẹ thì không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra, nặng thì bỏ chạy, thậm chí có hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác.

 

Cùng xem - Cùng nghĩ (Số 191): Vi phạm tốc độ khi qua ngã ba, ngã tư và các nơi giao cắt

Luật giao thông qui định rõ khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giãm tốc độ, quan sát kỹ và nhường đường trong một số tình huống. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều người không tuân thủ qui định này. Dù là ngã 3, ngã 4 hay vòng xuyến vẫn đi với tốc độ cao dẫn đến nhiều tai nạn nguy hiểm.

 

Cùng xem - Cùng nghĩ (Số 198): Hành vi trộm cắp tài sản ở trẻ em

Hiện nay tình trạng trẻ em phạm tội không hiếm, trong đó phổ biến nhất là hành vi trộm cắp tài sản. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng xấu đết tâm lý, đe dọa đến tương lai của chính các em. Tuy nhiên, pháp luật nước ta qui định người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội trộm cắp. Vậy trẻ em phạm tội trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?

 

Cùng xem - Cùng nghĩ (Số 195): Tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông, gây tai nạn ngày càng phổ biến

Tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây nhiều vụ tai nạn đáng tiếc. Thống kê trong 7 tháng đầu năm 2024, số vụ TNGT liên quan đến lứa tuổi học sinh trên cả nước tăng 21.6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về việc tăng cường công tác trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh.

 

Cùng xem - Cùng nghĩ (Số 190): Sử dụng điện thoại, thiết bị nghe nhìn khi tham gia giao thông

Với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động và các thiết bị nghe nhìn trở nên phổ biến. Ngoài sử dụng để nghe gọi thông thường, nhiều tài xế còn lắp trên ô tô nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, xem bản đồ... Tuy nhiên nếu vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị nghe nhìn thì sẽ khiến các tài xế mất tập trung, tìm ẩm nhiều rủi ro tai nạn cho chính mình và cho các phương tiện khác.

 

Cùng xem - Cùng nghĩ (Số 194): Giả danh bác sĩ, sư thầy lừa bán thuốc online trục lợi

Đánh vào tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương" của người dân, không ít đối tượng đã giả danh bác sĩ, thậm chí là sư thầy để nhầm bán thuốc nhằm trục lợi. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật gây tổn thất kinh tế cho người dân, mà nguy hiểm hơn là làm chậm trễ thời gian chữa trị khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

 

Cùng xem - Cùng nghĩ (Số 193): Tình trạng đi sai làn đường qui định

Việc phân chia làn đường kèm theo qui định về tốc độ nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên tình trạng các phương tiện đi sai làn đường vẫn diễn ra phổ biến. Đáng nói là không phải ô tô, xe máy mà ngay cả người đi xem đạp vi phạm lỗi này cũng rất phổ biến. Người đi xe đạp đi vào làn dành riêng cho xe ô tô đã và đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Vậy hành vi này có thể bị xử lý như thế nào?

 
 

Cùng xem - Cùng nghĩ (Số 169): Cản trở, chống đối người thi hành công vụ

Thời gian qua đã có không ít người có hành vi cản trở người thi hành công vụ. Trong đó nổi cộm lên là tình trạng chống đối người trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. Hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, mà có nhiều vụ việc còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tính mạng của các cán bộ thi hành nhiệm vụ, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

 

Cùng xem - Cùng nghĩ (Số 204): Tình trạng trộm cắp vặt

Vấn nạn trộm cắp tài sản từ lâu luôn là một nỗi lo của người dân bởi kẻ trộm có thể ra tay bất cứ lúc nào. Không chỉ mức tài sản giá trị cao, tình trạng mất cắp vặt cũng xảy ra không ít gây bức xúc cho người dân.Tuy nhiên, do tài sản bị mất cắp vặt không cao người dân thường không tố giác, khiến nhiều người cho rằng trộm cắp vặt sẽ không bị pháp luật xử lý.

 

Cùng xem - Cùng nghĩ (Số 203): Thiếu an toàn khi đi qua đoạn đường cong khuất tầm nhìn

Những đoạn đường cong khuất tầm nhìn thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, dễ xảy ra tai nạn. Tuy vậy, khi đi qua những đoạn đường này buộc các tài xế phải có kỹ năng nhất định để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, vẫn có không ít tình huống giao thông nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tai nạn bắt nguồn từ việc người điều khiển phương tiện xử lý thiếu an toàn khi đi qua các đoạn đường này.

back-top-top