Giảm áp lực giải quyết thủ tục cho vùng biên giới

 
Giảm áp lực giải quyết thủ tục cho vùng biên giới
Trước đây đa số tập trung ở thị trấn thì áp lực sẽ đè nặng lên thị trấn nhiều hơn, còn bây giờ là chia đều cho các xã

VTV9.vtv.vn - Với một địa bàn đặc thù như tỉnh Tây Ninh mới, có 20 xã biên giới - giáp với Campuchia, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp không chỉ hỗ trợ người dân không phải đi xa để thực hiện thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm an sinh xã hội tại các xã biên giới. Ghi nhận tại xã Tân Châu - trước đây là huyện biên giới của tỉnh Tây Ninh.

Sau sắp xếp huyện Tân Châu trước đây chỉ còn 6 xã. Mỗi xã có một trung tâm phục vụ hành chính công. Các thủ tục lâu nay của cấp huyện xử lí nay được chuyển về cấp xã vì thế những người dân ở vùng biên giới như anh Khải không còn phải đi xa nữa. Trước đây, người dân các xã biên giới muốn làm thủ tục đất đai phải đi chặng đường cả đi lẫn về gần 80 cây số.

TC24h-0807-2 phạm văn khải.jpg
Ông Phạm Văn Khải - xã Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

Ông Phạm Văn Khải, xã Tân Châu, tỉnh Tây Ninh: “Giờ gần cô bác anh em đi làm khỏe, đỡ thời gian, nhanh gọn về đi làm”.

Tỉnh Tây Ninh mới có 20 xã biên giới giáp Campuchia. Việc cho phép người dân nộp hồ sơ phi địa giới hành chính, nghĩa là cư trú ở xã này nhưng có thể nộp hồ sơ tại trung tâm hành chính công xã khác, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ công, khi được quyền chọn đơn vị hành chính có đường đến thuận lợi, dễ dàng nhất.  

Ông Nguyễn Văn Vàng, xã Tân Châu, tỉnh Tây Ninh: “Thay đổi vầy điều kiện tốt hơn, đến một cơ quan một là xong”.

TC24h-0807-2 Hoàng thị xuân.jpg
Bà Hoàng Thị Xuân - Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

Bà Hoàng Thị Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Tân Châu, tỉnh Tây Ninh: “Người dân sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại cũng như là thời gian. Và bộ thủ tục hành chính người dân yêu cầu thực hiện thì được chuyển đến cơ quan chuyên môn giải quyết và trả kết quả cho người dân một cách nhanh nhất”.

Không chỉ người dân mà cả chính quyền cơ sở cũng được hưởng lợi từ mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. 

Bà Nguyễn Việt Anh Thư, Chủ tịch UBND xã Tân Châu, tỉnh Tây Ninh cho biết: “Lí do là trước đây đa số tập trung ở thị trấn thì áp lực sẽ đè nặng lên thị trấn nhiều hơn, còn bây giờ là chia đều cho các xã”.

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp đang mở ra cơ hội lớn cho người dân vùng biên giới, vùng sâu vùng xa. Người dân không chỉ dễ dàng thụ hưởng các dịch vụ thiết yếu mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và ổn định kinh tế - xã hội ở vùng biên giới, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.


 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục