Gieo mầm con chữ

 

VTV9.vtv.vn - Đều đặn tuần ba buổi tối, không gian chùa Long Cát ở xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận lại vang tiếng học bài của trẻ thơ. Những lớp học này đã miệt mài sáng đèn hơn 22 năm qua.

Mời quý vị và các bạn cùng ghé thăm lớp học mang con chữ đến cho những học sinh nghèo đồng bào Raglai tại đây.

Đều đặn mỗi tuần ba buổi tối, không gian chùa Long Cát thuộc xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận lại vang tiếng học bài. Những lớp học này đã miệt mài sáng đèn hơn 22 năm qua để mang con chữ đến những học sinh nghèo đồng bào Raglai. 

17h30 mới vào lớp. Thế nhưng, ngày nào các em cũng đến chùa từ rất sớm. Chuông reo, các em nhanh chóng tập trung về khu vực nhà ăn. Tại lớp học tình thương của chùa Long Cát, trước giờ học các em sẽ được quây quần bên bữa ăn ấm cúng do nhà chùa chuẩn bị. Bữa ăn đơn giản, nhưng em nào cũng ăn ngon miệng. Đó cũng là cách nhà chùa tạo niềm vui, khuyến khích các em đến lớp.

Lớp học tình thương tại chùa Long Cát được tổ chức vào  tối  thứ 2, thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, dạy từ lớp 1 đến lớp 5. Đến nay, đã hơn 22 năm, lớp học gieo con chữ miễn phí cho đồng bào Raglai ở vùng quê này. Có thời điểm, số lượng học sinh lên đến 200 em.

1410- SPN -Gieo mầm con chữ  - DUC THINH.jpg
Ni sư Thích Nữ Đức Thịnh - Trụ trì chùa Long Cát, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

Ni sư Thích Nữ Đức Thịnh - Trụ trì chùa Long Cát, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận: “Có tiền cho bữa ăn cũng hết, cho kiến thức lâu dài. Các sư tạo điều kiện rất nhiều, quà cáp ăn uống để các em đi học”.

Có em vẫn đi học ở trường, tối đến lớp để củng cố thêm kiến thức. Có em ban ngày theo ba mẹ lên rẫy, tối mới có thời gian đi học. Mỗi em một hoàn cảnh nhưng điểm chung là đều ham học. Dù hằng ngày phải đạp xe vài cây số mới đến được lớp, nhưng 3 năm nay, em Katơ Thị Tốt chưa vắng bất kỳ một buổi học nào.

Em KaTơ Thị Tốt - Huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận vui vẻ nói: “Thầy dạy dễ hiểu, con thích đi học lắm”. Nắn nót từng nét chữ, ân cần trong từng lời giảng. Chính sự chăm chỉ, cố gắng của các em là động lực để thầy cô giáo bám lớp, đồng hành cùng các em trong hành trình đi tìm con chữ.

Cô giáo Như Uyên Thanh Thảo - Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận: “Tuy ở xa nhưng vì con chữ của các em nên cố gắng ở lại”. Dẫu cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng những ánh mắt vẫn rạng rỡ, và niềm vui vẫn tràn ngập trong mỗi buổi học. Những con chữ đầu đời, những ước mơ tuổi thơ, tất cả đều được gửi gắm trong lớp học tình thương chùa Long Cát. Em KaTơ Ngọc Nhung - Huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận: “Gắng học giỏi ko phụ lòng cô giáo và sư”.

Hàng đêm, trong sân chùa tĩnh lặng, tiếng học bài vẫn tiếp tục ngân nga tựa âm thanh của hy vọng, của tương lai tươi sáng hơn cho những đứa trẻ Raglai.


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Nga bảo tồn các làng nghề truyền thống

Cấm vận, biến động thị trường, khách du lịch giảm, doanh số bán hàng giảm và số lượng thợ thủ công cũng giảm - các làng nghề thủ công truyền thống ở n ...

 
 

Hiểu đúng về xã hội hóa trong giáo dục

Mới đây, một hiệu trường tại Hòa Bình vừa bị khởi tố vì tội lạm thu. Lạm thu cũng là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi bắt đầu năm học mới và lu ...