Năng động phương Nam: Khó khăn trong tái chứng nhận OCOP

 
Năng động phương Nam: Khó khăn trong tái chứng nhận OCOP

VTV9.vtv.vn - Cả 6 sản phẩm OCOP của doanh nghiệp này đã hết hạn từ cuối năm 2023. Trong lần đầu tham gia OCOP, doanh nghiệp được hỗ trợ toàn bộ quy trình, thủ tục, hồ sơ để tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm.

Theo quy định, hết hạn 36 tháng, họ phải tự làm thủ tục, hồ sơ để được công nhận lại. Tuy nhiên vì hồ sơ pháp lý quá phức tạp nên đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa thể đề nghị công nhận lại các sản phẩm của mình.

NDPN-KHO KHAN TRONG TAI CHUNG CHUNG OCOP-TRAN AI NHU.jpg
Chị Trần Ái Như - Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Ba Mọi

Chị Trần Ái Như - Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Ba Mọi: "“Bộ hồ sơ quá nhiều phức tạp, nhờ tư vấn thì giá quá cao mà huyện báo tái chứng nhận là không được hỗ trợ , chi phí test thì vẫn định kỳ kiểm tra nhưng chi phí làm hồ sơ thấy phức tạp quá.” 

Thương hiệu nho Ba Mọi đã được doanh nghiệp gây dựng tên tuổi trước khi có chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Vậy nên, có hay không có chứng nhận OCOP thì sản phẩm của doanh nghiệp vẫn đang bán chạy trên thị trường. Điều này khiến doanh nghiệp càng đắn đo liệu có nên tốn kém chi phí để tham gia chứng nhận lại sản phẩm OCOP hay không.

NDPN-KHO KHAN TRONG TAI CHUNG CHUNG OCOP.jpg
HTX còn có 7 sản phẩm khác được chứng nhận OCOP 3 sao

Trong khi đó, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Nông nghiệp Thái An được biết đến là HTX trồng nho trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận. Để nâng cao giá trị của cây nho, HTX là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Hiện tại, sản phẩm nho tươi NH01-152 của HTX được chứng nhận OCOP 4 sao. Bên cạnh đó, HTX còn có 7 sản phẩm khác được chứng nhận OCOP 3 sao. Đây là một trong những đơn vị có nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP tại tỉnh Ninh Thuận. Song đó cũng là áp lực khi các sản phẩm này đến hạn đăng ký chứng nhận lại.

Ông Nguyễn Khắc Phòng - Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Nông nghiệp Thái An: "Tiên phong làm đầu tiên không có hỗ trợ, tới khi tái lại cũng không được hỗ trợ, dẫu biết làm là phải làm tới cùng những cũng hơi buồn bởi HTX có những khó khăn và mong được hỗ trợ”.

Kinh phí đánh giá, hoàn thiện sản phẩm lớn khiến nhiều đơn vị không mấy mặn mà. Bên cạnh đó, Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP mới có điều chỉnh, bổ sung một số nội dung theo hướng yêu cầu cao hơn cũng là yếu tố khiến các đơn vị tại tỉnh Ninh Thuận lỡ hẹn với nâng cấp hoặc tái chứng nhận sản phẩm OCOP.

Biến những khó khăn, bất lợi thành lợi thế phát triển những cây trồng đặc thù giá trị cao, các sản phẩm OCOP cũng chính là các sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận. Điều này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà các địa phương khác không có được. Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung nhiều giải pháp, tháo gỡ nhằm khuyến khích đơn vị, doanh nghiệp tham gia chương trình. 

 

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Thời sự: Phương Nam hôm nay (28/10/2024)

Quảng Trị khẩn cấp di dời dân vùng rốn lũ trong đêm - Quảng Bình ứng phó lũ trong đêm - Thừa Thiên Huế: Nước lũ trên các sông dâng nhanh, 2 người c ...

 

Thời sự: Sáng Phương Nam (28/10/2024)

Bão Trà Mi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới - Nhiều tuyến đường miền Trung ngập sâu - TP. Hồ Chí Minh xử phạt nhiều tài xế vi phạm từ camera hành trình ...

 
 
 

Alo Doctor (27/10/2024)

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cảnh báo làm chân mày "thay tướng, đổi vận"; TP. Vũng Tàu cơ bản hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi – rubella năm 2 ...

 

Thời sự: Phương Nam hôm nay (27/10/2024)

Diễn biến đường đi và ảnh hưởng của bão số 6 Trà Mi - Họp ban chỉ đạo ứng phó với bão số 6 - Đà Nẵng: Nhiều cây xanh ngã đổ do ảnh hưởng gió bão và cô ...