Nghề sắt 1000 năm tuổi

 
Nghề sắt 1000 năm tuổi

VTV9.vtv.vn - Nghề sắt truyền thống Nambu tỉnh Iwate của Nhật Bản có lịch sử gần 1000 năm. Mặc dù có lịch sử dài như vậy, nhưng nghề sắt tại đây lại được kế thừa liên tục, không bị gián đoạn. Các kỹ thuật thủ công vẫn được lưu giữ gần như nguyên vẹn cho đến tận ngày nay.

Đây là điều mà phần lớn các làng nghề truyền thống khác khó có thể đạt được. Ít phút còn lại của bản tin tối nay, mời quý vị cùng phóng viên Quang Hưng, thường trú Đài THVN tại Nhật Bản, đến tận nơi để tìm hiểu xem người dân tỉnh Iwate đã duy trì và phát triển rực rỡ nghề truyền thống của quê hương mình bằng cách nào. 

Tỉnh Iwate rất giàu cát sắt và quặng sắt chất lượng khiến nghề sắt tại 2 thành phố Oshu và Morioka phát triển qua gần một nghìn năm nay. Văn hóa uống trà và nhu cầu vũ khí, cũng góp phần giúp nghề sắt Nambu phát triển liên tục không gián đoạn.

tc24h-1001-30-xuong sắt 1948.jpg
Xưởng sắt Oitomi tại thành phố Oshu được thành lập từ năm 1848 từ các nghệ nhân nhỏ lẻ và kế thừa qua nhiều thế hệ vẫn giữ được cho đến tận ngày nay.

Ông Kaito Kikuchi, Nghệ nhân đời thứ 9, Xưởng thủ công Oitomi, Nhật Bản: “Xưởng của chúng tôi đã tồn tại được 200 năm và trải qua thời kỳ sóng gió. Xưởng đã một lần bị cháy và một lần bị ngập vì bão. Trong thời kỳ chiến tranh, các nghệ nhân của xưởng đã không được làm đồ sắt và các sản phẩm sắt đã từng bị nung chảy để làm vũ khí. Nhưng rồi chúng tôi vẫn giữ được nghề truyền thống của mình”.

Kể từ sau thế chiến 2, sản phẩm sắt Nambu bắt đầu vươn mạnh ra thị trường nước ngoài. Song song với các sản phẩm sắt công nghiệp, sản phẩm thủ công vẫn rất được ưu thích - phân khúc là sản phẩm cao cấp.

TC24h-30 2.jpg
Các sản phẩm thủ công, tinh xảo vẫn rất được yêu thích

Gần đây những nghệ nhân trẻ tuổi của tỉnh Iwate đã đẩy mạnh quảng và trình diễn kỹ thuật thủ công nghề sắt địa phương trên mạng xã hội, tạo sức hút mới cho các sản phẩm truyền thống.

Theo nghệ nhân trẻ Takahiro, có cha được nhà nước công nhận là "thợ thủ công bậc thầy đương đại" cho rằng, để nghề thủ công truyền thống có thể tồn tại và phát triển, quan trọng là việc mở rộng thị trường như vươn ra nước ngoài.

TC24h-1001-30 tayama.jpg
Ông Takahiro Tayama - Nghệ nhân nghề sắt Nambu, tỉnh Iwate, Nhật Bản

Ông Takahiro Tayama, Nghệ nhân nghề sắt Nambu, tỉnh Iwate, Nhật Bản: “Làm bằng thủ công, chiếc ấm sẽ nhẹ hơn, độc đáo hơn và dễ sử dụng so với các sản phẩm làm bằng máy. Nếu làm bằng tay, chúng tôi sẽ mất 3 tháng kể từ khi thiết kế cho đến khi hoàn thành lô sản phẩm. Có khá nhiều dụng cụ phải được chế tạo trước như chiếc khuôn chẳng hạn.”

Công đoạn để tạo ra một chiếc khuôn như thế này được đánh giá là một trong những công đoạn quan trọng nhất và các hoa văn cũng được tạo ra ở trên chiếc khuôn này. Đối với một nghệ nhân truyền thống để tạo ra được một sản phẩm sắt Nambu, có thể trải qua từ 50 đến 60 bước, thậm chí đến 100 bước.

Năm 1966, các nghệ nhân tại 2 thành phố Oshu và Morioka đã họp lại để hình thành Hiệp hội nghề sắt truyền thống Nambu, một mặt để bảo tồn nghề truyền thống, mặt khác đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm sắt Nambu có thể vươn tầm thế giới.

 

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Ngăn chặn tài sản trộm cắp trên máy bay

Trộm cắp trên các chuyến bay quốc tế và nội địa tại Việt Nam đang trở thành vấn đề đáng lo ngại. Gần một năm qua, lợi dụng chính sách xuất nhập cảnh t ...