Nhà vườn sống khỏe nhờ canh tác dừa sạch

 
Nhà vườn sống khỏe nhờ canh tác dừa sạch

VTV9.vtv.vn - Giá dừa tăng không chỉ phản ánh nhu cầu cao từ thị trường trong và ngoài nước, mà còn là kết quả của quá trình đầu tư bài bản, quy trình kỹ thuật chăm sóc an toàn. Nhờ những yếu tố này nên thương hiệu dừa Việt Nam có mặt ngày càng nhiều trên thị trường thế giới, từ đó mang lại nguồn sinh kế ổn định cho hàng chục ngàn hộ nông dân.

20 triệu đồng, là số tiền mà ông Khuynh thu về sau khi thu hoạch hơn hơn 1 hecta dừa hữu cơ. Ông cho biết, so với nhiều năm trở trước, việc có thu nhập cao và điều đặn mỗi tháng như hiện nay, là điều ông và nhiều bà con trồng dừa chưa bao giờ nghĩ tới.

Ông Trần Văn Khuynh, xã Hương Mỹ, tỉnh Vĩnh Long: “Giá cả ổn định là được 180, duy trì từ đó đến nay thì bà con mình rất là phấn khởi, thu nhập cũng khá là ổn định. Tại vì vườn dừa từ xưa nay chỉ có năm nay là từ hồi đầu năm tới nay giá nó lên cũng tốt lắm”.

dừa sạch.jpg
Nhờ có sự liên kết giữa doanh nghiệp với bà con nông dân, giá dừa ổn định, tránh tình trạng “được mùa rớt giá”

Bà Trần Thị Diễm Sương, xã Hương Mỹ, tỉnh Vĩnh Long: “Mới có năm nay là dao động cao nhất là hôm tháng rồi là 220 á, chứ mấy năm trước thì cũng có 160, có một lần. Cái mức này thì nó ổn, nó lên vậy trên 100 là nhà nông mình ổn, sống được.”

Nhờ có sự chủ động từ các doanh nghiệp trong việc liên kết với bà con nông dân, ngoài việc tạo nên vùng chuyên canh dừa lớn mà đầu ra cũng được bao tiêu cao, tránh được tình trạng "được mùa rớt giá". Từ đó, người trồng dừa yên tâm sản xuất, còn doanh nghiệp thì chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Ông Trần Văn Đức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư dừa Bến Tre: “Công ty là giá cả phải ổn định, thậm chí ký tiêu dùng cho nông dân 1 năm cũng được đảm bảo cái giá nào phù hợp, tránh tình trạng thả nổi thì đôi khi thị trường không thuận lợi thì coi như là bà con nông dân rất khó khăn do không ai mua, rồi giá cả đạp xuống thì coi như lúc đó rất là khổ. Còn doanh nghiệp thì lúc mà vừa vô nghĩa vụ thì lại không có liệu sản xuất”.

dừa sạch - Võ Tiến sĩ.jpg
Ông Võ Tiến Sĩ - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Vĩnh Long

Ông Võ Tiến Sĩ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Vĩnh Long: “Phải làm sao giúp cho việc liên kết giữa người nông dân sản xuất theo với mô hình kinh tế tập thể gắn với doanh nghiệp để theo một chuỗi từ sản xuất đến chế biến và xuất khẩu. Vấn đề nữa là đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp và hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong vấn đề chế biến sâu các sản phẩm từ dừa để góp phần gia tăng giá trị cho ngành dừa”.

Vĩnh Long sau hợp nhất với Bến Tre và Trà Vinh, là địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước với trên 100.000 ha. Với diện tích rộng lớn, sản lượng mỗi năm đáp ứng đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất chế biến, từ đó tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cho loại cây này. Hiện các sản phẩm từ dừa của ĐBSCL đã có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục