Quản lý thời gian trẻ chơi game

 
Quản lý thời gian trẻ chơi game

VTV9.vtv.vn - Với trẻ lứa tuổi dưới 16 tuổi, tình trạng ham thích trò chơi game cũng rất lớn. Hiện 95% trẻ em tại Việt Nam bắt đầu tiếp cận Internet từ 8 tuổi trở lên, 70%-80% trẻ từ 10 đến 15 tuổi thích chơi game trực tuyến, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm từ 10-15%.

Mặc dù những trò chơi điện tử lành mạnh, phù hợp với từng lứa tuổi có thể giúp trẻ cải thiện khả năng học tập,  thư giãn và giảm bớt lo lắng. Nhưng cũng chỉ giới hạn trong khoảng thời gian chơi nhất định mà thôi. Những quy định chặt chẽ từ nghị định 147 của chính phủ mới ban hành sẽ góp phần quản lý chặt chẽ thị trường game, hạn chế tác hại của game đối với những đối tượng nhỏ tuổi.

2611- SPN -Quản lý thời gian trẻ chơi game (.jpg
Theo nghị định mới, trẻ em dưới 18 tuổi sẽ không được chơi quá 60 phút/ngày

Theo nghị định mới, trẻ em dưới 18 tuổi sẽ không được chơi quá 60 phút/ngày đối với từng trò chơi, không quá 180 phút với tất cả các trò chơi mà doanh nghiệp cung cấp. Nhà cung cấp phải có hệ thống thiết bị kĩ thuật để quản lý giới hạn thời gian này. Ngoài ra đơn vị phát hành cũng phải có đưa ra thông tin khuyến cáo người chơi trên màn hình thiết bị, với tần suất 30 phút/lần trong suốt quá trình chơi.

2611- SPN -nguyen quang dong-Quản lý thời gian trẻ chơi game (.jpg
Ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông

Ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông: "Việc cảnh báo liên tục như vậy sẽ giúp người chơi nhận ra được những rủi ro về mặt sức khỏe như thế nào. Qua đó, giảm thiểu được những rủi ro như vậy. Đối với phía doanh nghiệp sẽ phải tính toán tác động như nào để cân bằng giữa đảm bảo an toàn với trải nghiệm của người chơi. Cả doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội, các vấn đề phụ trợ liên quan đến tài khoản người dùng, xác thực người dùng cũng đều phải có trách nhiệm trong vấn đề thực thị nghị định này"

Nghị định cũng quy định rõ, doanh nghiệp phát hành game phải có giải pháp xác thực tài khoản người chơi bằng số điện thoại di động tại Việt Nam. Trường hợp người chơi dưới 16 tuổi thì bắt buộc phải đăng ký tài khoản bằng thông tin của phụ huynh hoặc người giám hộ. Những người này có trách nhiệm giám sát quản lý thời gian, nội dung trò chơi của trẻ.

2611- SPN -.NGUYEN TUAN HUNG-Quản lý thời gian trẻ chơi game (.jpg
Ông Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Tổng Giám đốc Công ty GTV, G-Group

Ông Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Tổng Giám đốc Công ty GTV, G-Group: "Việc xác thực thông tin người dùng cũng đem lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi khi nắm giữ được thông tin khách hàng và bảo vệ được thông tin của khách hàng một cách tốt hơn. Đây cũng là điều mà doanh nghiệp mong muốn thực hiện"

Tới đây, doanh nghiệp cung cấp game sẽ phải dán nhãn độ tuổi cho từng trò chơi của mình. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp quản lý các kho ứng dụng xác thực các game đã được cấp phép và gỡ bỏ những game không phép.

Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục PT-TH và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông: "Chúng tôi cũng đang đặt hàng các doanh nghiệp công nghệ để làm phần mềm giám sát. Và chắc chắn là trong năm sau là sẽ có để phát triển thương mại, bán ra thị trường. Chúng tôi sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các tài khoản đã được định danh mà cung cấp cho trẻ em trên 60 phút thì sẽ bị xử phạt rất là nghiêm"

Với định hướng phát triển game trở thành ngành công nghiệp nội dung số, những quy định tại Nghị định 147 được kỳ vọng tạo ra môi trường trò chơi điện tử an toàn, lành mạnh, bảo vệ người, đặc biệt là trẻ em, qua đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp game tại Việt Nam.

 

 


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 

Lễ hội kim chi tại Hàn Quốc

Lễ hội tôn vinh văn hóa kim chi và làm kim chi truyền thống vừa được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

 
 

Cảnh báo đỏ về lạm dụng kháng sinh

Mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích d ...