Sáng tạo gốm Chăm để bảo tồn di sản

VTV9.vtv.vn - Ngoài nét đặc sắc về ẩm thực và dịch vụ du lịch, Ninh Thuận còn được biết tới với vẻ đẹp văn hóa Chăm. Trong đó, Gốm Chăm ngày nay không chỉ giữ gìn giá trị truyền thống mà còn được sáng tạo để đáp ứng thị hiếu hiện đại. Các nghệ nhân làng Chăm đã tinh tế tạo nên những sản phẩm vừa đậm nét văn hóa, vừa mới lạ và cuốn hút.
Đặc biệt, năm nay, tỉnh Ninh Thuận phát động cuộc thi thiết kế sản phẩm gốm Chăm làm quà tặng, tạo cơ hội cho nghệ nhân thể hiện tài năng và góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể mà UNESCO đã ghi danh.
Từ kích cỡ đến hình dáng rất mới mẻ, rất hợp ý người tiêu dùng giữa nhịp sống hiện đại. Nhưng, nét xưa cũ vẫn còn đó, trên những hoa văn mà chỉ nhìn vào đã thấy ngay cuộc sống làng Chăm. Và vẫn còn đó, vẹn nguyên kiểu làm gốm có một không hai của người làng Bàu Trúc- làng gốm Chăm cổ xưa nhất Đông Nam Á.
Theo cách này, nghệ nhân Đàng Thị Trình đã làm ra 5 mẫu gốm Chăm hết sức độc đáo. Đây là cả tâm huyết của bà để gởi đi tham gia Cuộc thi thiết kế sản phẩm gốm Chăm làm quà tặng của tỉnh Ninh Thuận. Cuộc thi phát động hồi giữa năm và kết thúc vào cuối tháng 11 này.

Nghệ nhân Đàng Thị Trình, Làng gốm Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận: “Đây là hoa văn ông mặt trời, mình mới sáng tạo, còn cái quai này là mình sáng tác từ ngày xưa.”
Không bàn xoay nhưng vẫn nặn ra những bình gốm tròn trịa đến bất ngờ. Chỉ với đôi tay khéo léo và hơn cả là sức sáng tạo không có điểm dừng, những sản phẩm gốm Chăm tiếp nối ra đời, cùng một mẫu gốm nhưng cái sau không bao giờ trùng lắp với cái trước. Cuộc thi thiết kế mẫu gốm Chăm làm quà tặng thêm một lần nữa khơi gợi sức sáng tạo sẵn có trong người làng Chăm
Ông Quảng Đại Trí, Làng gốm Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận : 'Mình tâm huyết với nghề, không bỏ được. Nhà nước bây giờ cũng tạo điều kiện cho người dân mình giữ lại nghề này"
Hơn 20 cơ sở làm gốm ở làng Bàu Trúc đã hưởng ứng cuộc thi thiết kế sản phẩm gốm Chăm làm quà tặng của tỉnh Ninh Thuận. Từ những cơ sở này, nhiệt huyết giữ lửa nghề lan tỏa trong cộng đồng làng Chăm Bàu Trúc, nơi đang có 300 hộ gia đình theo nghề gốm.
Ông Đang Chí Quyết, Trưởng ban Quản lý khu phố Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận: “Bà con mong qua cuộc thi bình chọn sản phẩm thì gốm Báu Trúc đến với thị trường trong nước, quốc tế”.
Một khi trở thành quà tặng, sản phẩm gốm Chăm sẽ đi xa hơn, đến gần hơn với mọi người. Khi đó, nhiều người sẽ quý hơn giá trị của gốm Chăm. Suy nghĩ như vậy nên ngày ngày, người làng Bàu Trúc miệt mài sáng tạo cùng với đất, nước và lửa đề làm ra những sản phẩm gốm riêng có. Và đây cũng là cách để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật làm gốm của người Chăm mà UNESCO đã ghi danh.
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
Đức: Dịch vụ lái xe từ xa
Quý vị biết gì chưa? Giờ đây, tại thủ đô Berlin của Đức, người ta đã triển khai dịch vụ "cho thuê xe mà xe sẽ tự đến rồi tự được hoàn trả...bởi vì tài ...
thứ tư, 9/4/2025
Ngân hàng ngoại giảm mạnh lãi suất huy động
Trong khi các ngân hàng thương mại trong nước giữ nguyên lãi suất huy động sau hơn một tháng liên tục giảm, thì ngược lại các ngân hàng ngoại lại giảm ...
thứ tư, 9/4/2025
Trung Quốc: AI nâng tầm trải nghiệm du lịch
Khi công nghệ kết hợp với du lịch, điều gì sẽ xảy ra? Hãy cùng tham khải cách làm của Thượng Hải, Trung Quốc.
thứ tư, 9/4/2025
Dự báo thời tiết (08/04/2025)
thứ ba, 8/4/2025
Mở rộng điều tra vụ mẹ giết con trục lợi bảo hiểm ở Quảng Nam
Liên quan nghi án mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm tại Quảng Nam, hôm nay (8/4), Công an tỉnh cho biết đang tiếp tục đấu tranh và mở rộng điều tra.
thứ ba, 8/4/2025
Xe bồn chở hóa chất tông ô tô tải, xe cứu thương trên đèo Bảo Lộc
Chiều nay 8/4, trên đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng xảy ra tai nạn liên hoàn giữa 4 xe ô tô, trong đó có một xe cứu thương, khiến giao thông ách tắc nhiều ...
thứ ba, 8/4/2025