Thời sự: Toàn cảnh 24h (07/01/2025)

 
Thời sự: Toàn cảnh 24h (07/01/2025)

VTV9.vtv.vn - Bộ Tư lệnh vùng 4 đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhân dân - TP. Hồ Chí Minh: Ngành Công thương đóng góp hơn 32% GRDP - “Bán hoa giá sau” - bao giờ chấm dứt?

 Bộ Tư lệnh vùng 4 đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhân dân

Sáng nay, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Thượng tướng Phạm Hoài Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tham dự buổi lễ. 

Đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử gần nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành của Vùng 4 Hải quân. Gần 50 năm qua, bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu, Vùng 4 Hải quân luôn tiên phong trong việc làm chủ các vũ khí, trang bị hiện đại, không ngừng nâng cao sức mạnh tổng hợp và khả năng tác chiến trong mọi điều kiện. Đơn vị còn đạt được những thành tựu xuất sắc trong công tác đối ngoại quốc phòng, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đồng thời, triển khai hiệu quả Chương trình "Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển" và các hoạt động dân vận trên địa bàn đóng quân, nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.
Trước ngày đón nhận danh hiệu cao quý này. Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nhà truyền thống, Đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, Đài tưởng niệm liệt sĩ tù chính trị Cam Ranh.

TP. Hồ Chí Minh: Ngành Công thương đóng góp hơn 32% GRDP

Đóng góp hơn 32% trong tăng trưởng Tổng Sản phẩm trên địa bàn - GRDP. Đó là kết quả đạt được của khu vực công nghiệp, thương mại, bán buôn bán lẻ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Nội dung vừa được Sở Công thương Thành phố công bố tại hội nghị tổng kết chiều nay.

Trong đó, điểm nhấn là giải pháp quản lý, điều hành bình ổn thị trường phát huy hiệu quả rõ rệt, các chương trình liên kết vùng, giải pháp an sinh xã hội được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả theo từng vùng, đồng thời ưu tiên mở rộng kênh phân phối sản phẩm "Tick xanh trách nhiệm". Năm 2025, ngành công thương Thành phố tiếp tục tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh. Triển khai Đề án xây dựng Thành phố trở thành Trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp; dự kiến xây dựng, khởi công ít nhất 01 Trung tâm logistics tại Thành phố.

“Bán hoa giá sau” - bao giờ chấm dứt?

"Bán hoa giá sau" là cụm từ đã quá quen thuộc đối với nhà vườn Đà Lạt, nơi đứng đầu cả nước về trồng hoa. Cùng với đó là nỗi lo lắng, bức xúc kéo dài suốt thời gian qua, khi đằng sau phương thức mua bán này là nhiều rủi ro. Đã có những trường hợp, hoa đã bán mà tiền thì nông dân không nhận được. Bản chất của " bán hoa giá sau" là gì? Hãy cùng theo dõi trong phóng sự sau. 

0701-TC24H-.01_05_48_06.Still057.jpg
Năm nay, tỉnh Lâm Đồng khởi động việc xây dựng Trung tâm giao dịch hoa Đà Lạt

Bà Trang làm việc xuyên trưa, cốt sao thu hoạch xong vườn hoa cúc, kịp đóng vào thùng để ngay tối nay, hoa chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh. Ở đó, có một vựa tiếp nhận chỗ hoa của bà Trang, rồi phân phối ra thị trường. Chỉ khi vựa hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh bán xong, bà Trang mới được báo giá và phải chờ ít nhất một tuần, mới nhận được tiền bán hoa. Kiểu giao dịch này, nông dân gọi là " Bán hoa giá sau".

Bà Nguyễn Thị Thùy Trang - Phường 12, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng: “Vựa bán 10.000 đồng mà nói mình 6.000 đồng thì mình cũng phải chịu. Nhiều lúc họ kêu chợ chậm, không người mua, bông rẻ, 3-4 ngàn đồng vậy đó”. Với diện tích trồng hoa 10.800 ha, Lâm Đồng đang đứng đầu cả nước trong ngành hoa, đưa ra thị trường hơn 4,4 tỷ cành hoa, tính trong năm vừa qua. Rất ít vựa thu mua trả tiền liền cho nộng dân mà hầu hết đều là bán hoa trước, trả tiền sau theo kiểu ký gởi. 

Ông Lại Thế Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt: “Đấy là thụ động, không phải là kinh tế thị trường, nó sẽ làm người trồng hoa không quan tâm đến chất lượng”. Đây cũng là hạn chế lớn nhất trong logistics mặt hàng hoa mà tỉnh Lâm Đồng đã nhận diện từ cách đây hơn chục năm. Khi đó, đã có ý tưởng xây dựng Trung tâm giao dịch hoa Đà Lạt, nhưng, đến lúc này vẫn chưa thực hiện được.

Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: “Đang có kế hoạch xây dựng trung tâm giao dịch hoa thông qua chương trình hợp tác với Jica . Tuy nhiên hiện nay còn phải tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng để hình thành mô hình đầu tư công nhưng quản trị tư, có như thế mới tổng hợp nguồn lực phát triển”. Năm nay, tỉnh Lâm Đồng khởi động việc xây dựng Trung tâm giao dịch hoa Đà Lạt. Đây sẽ là nơi thực hiện dịch vụ bảo quản sau thu hoạch, tiếp nhận và phân phối sản phẩm theo các đơn hàng cũng như vận chuyển, cung ứng đến các thị trường tiêu thụ. Tỉnh Lâm Đồng đưa ra mục tiêu mỗi năm ít nhất 4,2 tỷ cành hoa được tiêu thụ thông qua Trung tâm giao dịch hoa.

 

 


 

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 

Thời sự: Phương Nam hôm nay (08/01/2025)

Đã xác định nghi phạm đập phá ô tô của tài xế xe công nghệ ở Bình Tân - Khởi tố tài xế lùi xe cán chết nữ công nhân trong cụm khu công nghiệp ở Tiền G ...

 
 

Thời sự: Phương Nam hôm nay (07/01/2025)

Tình hình sức khỏe hiện tại của cầu thủ Xuân Son - Bé gái 6 tuổi ở Kiên Giang nghi bị cha dượng bạo hành - Cuộn sắt cồng kềnh trên xe ba gác bất ngờ b ...