TP.HCM: Gỡ điểm nghẽn trong cấp giấy tờ tùy thân cho trẻ em yếu thế

 
TP.HCM: Gỡ điểm nghẽn trong cấp giấy tờ tùy thân cho trẻ em yếu thế

VTV9.vtv.vn - Theo khảo sát của TP. HCM, đến giữa năm nay, có hơn 500 trẻ yếu thế (tức là những trẻ khuyết tật, sức khỏe kém hoặc sống trong những điều kiện khó khăn) từ 16 đến 18 tuổi... chưa được cấp giấy tờ tùy thân. Nhờ nỗ lực triển khai, đến nay, khoảng 450 em đã nhận được giấy tờ, nhưng vẫn còn hơn 50 em chưa được giải quyết.

Các chuyên gia nhận định, con số thực tế có thể cao hơn, bởi nhiều trẻ yếu thế gặp khó khăn trong quá trình hoàn tất thủ tục hành chính, thậm chí bỏ cuộc và chấp nhận sống mà không có giấy tờ tùy thân. 

Kết quả khảo sát của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM tại 41 cơ sở xã hội ngoài công lập cho thấy, nguyên nhân phổ biến không thể làm giấy tờ tùy thân cho trẻ là vì nhiều em không có giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh. Nhiều trường hợp, cha mẹ, người giám hộ hoặc chủ cơ sở xã hội chưa quan tâm đến việc làm giấy tờ cho trẻ.

TC24H-2411-32 đình nghinh.jpg
Ông Phạm Đình Nghinh - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP. Hồ Chí Minh

Ông Phạm Đình Nghinh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP. Hồ Chí Minh: “Họ không được đảm bảo về vấn đề sinh kế. Họ không có chỗ ở, họ phải chuyển từ địa phương này sang địa phương khác vì vấn đề mưu sinh thôi. Bây giờ để giải quyết câu chuyện đó thì một mặt là pháp lý cho người thân, một mặt là đảm bảo vấn đề sinh kế hỗ trợ công ăn việc làm hỗ trợ các thứ cho các gia đình đó để họ ổn định về cuộc sống. Lúc đó họ sẽ có quan tâm hơn đến vấn đề quyền về pháp lý nhân thân cho con em của họ.”

Ngoài việc thiếu quan tâm từ gia đình, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm quy định pháp lý chưa đồng bộ, hạn chế trong nguồn lực của các cơ quan chức năng và thiếu phối hợp liên ngành. Sau 2 tháng rà lại các quy định pháp luật, Ban Văn hóa Xã hội Hội đồng Nhân dân TP. HCM đã thống nhất quy chế phối hợp và xây dựng một quy trình khép kín từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành việc cấp giấy tờ. Quy trình này đã được tập huấn cho lực lượng công an, tư pháp, ngành lao động, các cơ sở bảo trợ xã hội và đã được số hóa dữ liệu thành quyển cẩm nang."

TC24H-2411-32 coa thanh bình.jpg
Ông Cao Thanh Bình - Trưởng ban Văn hóa Xã hội, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh

Ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa Xã hội, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh: “Vì sao cơ sở đơn vị kia làm được, giải quyết được nhưng vì sao địa phương này trường hợp cũng tương tự nhưng chưa giải quyết được và chúng tôi đưa những mô hình địa phương mà người ta linh hoạt, người ta chủ động giải quyết đến những đơn vị chậm giải quyết để thực hiện. Và chúng tôi có rất nhiều văn bản nhắc nhở rồi đôn đốc, trực tiếp giám sát, khảo sát để làm sao những địa phương chưa có tích cực phải vào cuộc đồng bộ hơn.”

Theo các chuyên gia, bảo vệ trẻ em dù ở giai đoạn hay lĩnh vực nào cũng rất quan trọng. Về mặt pháp lý, giấy tờ tùy thân là cái gốc để bảo vệ quyền trẻ em. Cục Trẻ em Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng nhìn nhận điểm nghẽn trong cấp giấy tờ tùy thân cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ nhiều trẻ em bị bỏ lại phía sau.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Sáng tạo gốm Chăm để bảo tồn di sản

Ngoài nét đặc sắc về ẩm thực và dịch vụ du lịch, Ninh Thuận còn được biết tới với vẻ đẹp văn hóa Chăm. Trong đó, Gốm Chăm ngày nay không chỉ giữ gìn g ...

 
 
 
 
 

Cơm nhà ngon nhất

Bếp cà ràng - là một sản phẩm đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, gắn bó lâu đời trong sinh hoạt, đời sống của người dân. Ngày nay tuy không còn phổ ...