TP. Hồ Chí Minh: Giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng, chống thất thoát lãng phí

 
TP. Hồ Chí Minh: Giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng, chống thất thoát lãng phí

VTV9.vtv.vn - Số vụ việc phải thi hành án của Cục Thi hành án dân sự TP.HCM năm 2023 chỉ chiếm chưa đến 10% tổng số vụ việc của toàn quốc, nhưng số tiền phải thi hành án lại chiếm tới 76% cả nước. Chính vì vậy, những nỗ lực thu hồi tài sản tham nhũng mà TP.HCM thực hiện giai đoạn 2021 - 2023, đặc biệt có ý nghĩa khi vừa chống thất thoát lãng phí, vừa củng cố niềm tin của nhân dân với chính quyền, với luật pháp.

Vụ án in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế này gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước hơn 389 tỷ đồng. Tuy nhiên, với sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng, truy tìm tài sản bất chính kịp thời, lực lượng chức năng đã thành công trong việc chống thất thoát tài sản thi hành án. Đây chỉ là một trong số rất nhiều các vụ án có tỷ lệ thu hồi cao tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong giai đoạn 2021 - 2023, và khiến cho tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỷ lệ 63,24%. 

TC24H-0511-13 ngô Thượng Lăng.jpg
Thượng tá Ngô Thượng Lăng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP. Hồ Chí Minh

Thượng tá Ngô Thượng Lăng, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP. Hồ Chí Minh: “Cơ quan điều tra đã tập trung với nguyên tắc không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong công tác điều tra, đặc biệt là với các vụ việc về kinh tế, chức vụ và tội phạm về tham nhũng. Tầm quan trọng của thu hồi tài sản trong các vụ án và xác minh truy vết, bởi nếu truy vết nóng thì chúng ta sẽ thực hiện rất là tốt”.

Không chỉ trong giai đoạn điều tra, khởi tố, việc ngăn chặn thất thoát tài sản do tham nhũng mà có còn được TP.HCM thực hiện ngay từ giai đoạn thanh tra và kiên trì đeo bám suốt quá trình.

TC24H-0511-13 Tran van Bảy.jpg
Ông Trần Văn Bảy - Chánh Thanh tra TP. Hồ Chí Minh

Ông Trần Văn Bảy, Chánh Thanh tra TP. Hồ Chí Minh: “6 tháng đầu năm nay chúng tôi cũng thu vài chục tỷ, tức là không phải chờ đến khi có kết luận thanh tra, mà trong quá trình phát hiện những dấu hiệu đó, hoặc là đối tượng thừa nhận, hoặc là mình có đủ chứng cứ thì phải chuyển ngay vào ngân sách”.

Chỉ tính giai đoạn 1 vụ án liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tổng nghĩa vụ phải thi hành án lên đến hơn 22.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, với cách làm mới, trước và ngay trong giai đoạn xét xử, đã có hơn 1.300 tỷ đồng được tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả.

TC24H-0511-13 Phan Trung Hoài.jpg
Tiến sĩ, Luật sư Phan Trung Hoài

Tiến sĩ, Luật sư Phan Trung Hoài: “Chính tòa án TP.HCM, tòa cấp cao, Viện Kiểm soát Thành phố cũng đã có văn bản chấp thuận cho gia đình vào làm việc để xác định dòng tiền, tài sản, tính pháp lý, và để gia đình có thể đàm phán với các đối tác. Và khi đạt được thỏa thuận thì khả năng để thu hồi rất nhanh, dòng tiền về thật”.

Tuy nhiên, vẫn cần có những điều chỉnh trong hành lang pháp lý để sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng hiệu quả hơn, vừa tránh thất thoát lãng phí, vừa tăng cường niềm tin của nhân dân với pháp luật, với chính quyền. Đặc biệt, sự vào cuộc của truyền thông cũng sẽ nâng cao hiệu quả giám sát của cộng đồng, tạo hiệu ứng mạnh cho công tác đặc biệt quan trọng này.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 

Sân bay 30 năm không mất hành lý

Sân bay quốc tế Kansai ở Nhật Bản, chủ yếu phục vụ hành khách khu vực Osaka và Kyoto, tự hào chưa từng làm mất hành lý trong suốt 30 năm hoạt động. Đư ...