TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy du lịch siêu đô thị sau sáp nhập

 
TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy du lịch siêu đô thị sau sáp nhập

VTV9.vtv.vn - Sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh mới hình thành một siêu đô thị phát triển kinh tế du lịch, với một vùng du lịch đa trung tâm rộng lớn. Để tận dụng khai thác ngay tiềm năng này, ngành du lịch thành phố triển khai nhiều giải pháp về quy hoạch tổng thể nguồn lực và sản phẩm du lịch mới.

“Giờ đây du khách đến TP. Hồ Chí Minh có thể trải nghiệm du lịch golf, nghỉ dưỡng hay du lịch biển đảo với thời gian lưu trú dài ngày hơn”, phóng viên Hoa Trang.

Để tận dụng ngay thế mạnh đón khách của siêu đô thị mới vừa hình thành, các khu du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn tại xã Hồ Tràm, thành phố Vũng Tàu trước đây đã đồng loạt thay đổi địa chỉ, diện mạo sản phẩm trên website thành phường thuộc TP. Hồ Chí Minh.

pnhn-0507-25 thị thúy.jpg
Bà Nguyễn Thị Thúy - Giám đốc Khách sạn Kiều Anh, phường Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh

Bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Khách sạn Kiều Anh, phường Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh: “Mong muốn sau khi sáp nhập về TP. Hồ Chí Minh thì du lịch ở Vũng Tàu sẽ được nhiều người biết tới và sẽ được phát triển tốt hơn”.

Nhiều công ty lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, việc sáp nhập đã mở ra những cơ hội mới trong phát triển đa dạng sản phẩm. Bên cạnh làm mới các chương trình tour cũ, điều chỉnh tên địa danh, đơn vị này xây dựng thêm nhiều sản phẩm liên kết vùng hấp dẫn hơn.

Ông Phạm Anh Vũ, Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Việt cho biết việc sáp nhập tạo cơ hội lớn để phát triển sản phẩm du lịch vùng thuận lợi hơn.

pnhn-0507-25 1.jpg
Việc sáp nhập mở ra những cơ hội mới trong phát triển đa dạng sản phẩm du lịch

Theo các chuyên gia, việc sáp nhập ba địa phương tạo ra một vùng điểm đến hòa trộn giữa nhịp sống đô thị của TP. Hồ Chí Minh, du lịch công nghiệp và MICE của Bình Dương, cùng du lịch nghỉ dưỡng ven biển thuộc BR-VT trước đây trong không gian dễ tiếp cận. Ngành du lịch thành phố đã phối hợp doanh nghiệp xây dựng, công bố các sản phẩm theo trục chủ đề, tái định vị thương hiệu, điểm đến và sản phẩm du lịch của thành phố mới.

“Ưu tiên ba nhiệm vụ gồm hoàn thiện bộ máy Sở Du lịch, điều chỉnh quy chế làm việc, đồng bộ dữ liệu để điều phối hoạt động nhịp nhàng và rà soát, tham mưu điều chỉnh các thủ tục hành chính liên quan, đẩy mạnh truyền thông quảng bá điểm đến và sản phẩm mới”. bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh nói.

pnhn-0507-25 đức minh.jpg
Ông Dương Đức Minh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Du lịch TP. Hồ Chí Minh

Ông Dương Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Du lịch TP. Hồ Chí Minh cho rằng khai thác thế mạnh của các địa phương mà không làm phá vỡ những cái mà nó vốn có, tạo nên những câu chuyện gắn liền với địa danh tăng sức hút cho sản phẩm du lịch mới.

Sau sáp nhập, TP. Hồ Chí Minh mới có gần 700 tài nguyên du lịch, với hệ thống hạ tầng đô thị ngày càng hoàn thiện. Các chuyên gia cho rằng, việc quy hoạch vùng đồng bộ sẽ giúp phát huy thế mạnh du lịch của 3 địa phương, mà không bị phân mảnh. Mở ra cơ hội để TP. Hồ Chí Minh mới đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trải nghiệm cho du khách trong nước và quốc tế.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 

Lại bức xúc nạn chó thả rông

Dịch bệnh dại đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, và điều đáng nói là nguyên nhân không hề mới. Tỷ lệ tiêm phòng thấp, nuôi chó mèo không kh ...

 

Nhà bán hàng TMĐT trước áp lực thay đổi

Thị trường thương mại điện tử từng được xem là "miền đất hứa" cho nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ. Nhưng nay, họ đang phải cẩn trọng hơn để tìm cách thích ứ ...