Trải nghiệm làm gốm Chăm - đón nhận thông điệp sáng tạo

 
Trải nghiệm làm gốm Chăm - đón nhận thông điệp sáng tạo

VTV9.vtv.vn - Lễ hội Kate năm 2024 của đồng bào Chăm sẽ diễn ra trong hai ngày 1 và 2 tháng 10. Đây là dịp để du khách tìm đến, hòa mình trong những sắc màu văn hóa rực rỡ của đồng bào Chăm. Tại làng gốm Chăm cổ xưa nhất Đông Nam Á- đó là làng Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận, trước lễ hội, một hợp tác xã làm gốm đã tái hiện không gian xưa cũ, để du khách trải nghiệm.

Giá trị gốm Chăm cũng vì vậy mà đến được với nhiều người một cách trọn vẹn - đó là giá trị của sự sáng tạo.   

Ngang qua Ninh Thuận, hai bạn trẻ này đã dừng lại và tim đến một gia đình làm gốm ở làng Bài Trúc. Họ dành nửa ngày ở đây để trải nghiệm làm gốm Chăm. 

0110 - SPN -.Trải nghiệm làm gốm Chăm - đón nhận thông điệp sáng tạo -2.jpg
Du khách đang trải nghiệm làm chiếc bình gốm theo ý tưởng của mình

Được các nghệ nhân hướng dẫn, cuối cùng, Long cũng làm được chiếc bình gốm theo ý tưởng của mình. Đây sẽ là vật lưu niệm rất đáng quý đối với Long. Nhưng, hơn hết vẫn là những trải nghiệm mà không dễ có được ở những điểm du lịch khác.

Anh Phạm Văn Long - Du khách: “Khi mình nhìn ở bên ngoài thì thấy dễ nhưng đụng tay vô thì mới thấy nghề này rất khó”.
Ông Đoan, người làng Bàu Trúc, nhiều năm qua tìm cách giữ lửa cho làng gốm Chăm cỏ xưa nhất Đông Nam Á. Cùng với việc lập hợp tác xã chế tác sàn phẩm gốm mỹ nghệ, gần đây, ông Đoan thực hiện ý tưởng là dựng lại không gian xưa cũ của một gia đình làm gốm. Ngôi nhà vách đất, bên trong mát rượi. Những nhạc cụ của người Chăm, những đồ vật mà ngày trước người Chăm thường dùng… Có cả chiếc xe đạp cũ kỹ mà trước đây, người làng Bàu Trúc thường chở đồ gốm đi bán. Trong không gian này, du khách dễ dàng thích thú với gốm Chăm để rồi ai cũng muốn được một lần trải nghiệm làm gốm.

0110 - SPN -Trải nghiệm làm gốm Chăm - đón nhận thông điệp sáng tạo -6.jpg
Những chiếc bình gốm Bàu Trúc



Ông Vạn Quan Phú Đoan - Giám đốc HTX Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Gốm Bàu Trúc: “Hình dung lại không gian gốm ngày xưa mà người Chăm chế tác từ đây ra để quý khách cảm nhận linh hồn gốm Bàu Trúc ngày xưa”.

Cuối năm 2022, nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Một trong những hướng để bảo tồn là gắn kết nghề gốm với du lịch. Qua du khách, gốm Chăm đi xa hơn. Bởi, bất cứ ai một lần tự tay làm ra đồ gốm theo cách làm của người Chăm thì cũng thấm thía hơn giá trị của gốm Chăm. 

Anh Võ Trường Sanh - Du khách cũng chia sẻ: “Giá trị đó là sự sáng tạo. Sáng tạo cho ra những sản phẩm tốt nhất”.
Mỗi sản phẩm gốm mỗi khác. Khác từ kiểu sáng đến sắc màu. Đó là những sản phẩm không lặp lại. Gốm Chăm làm ra từ sự hòa quyệt của đất, nước, và lửa. Hơn cả, gốm Chăm được  làm ra từ đôi tay khéo léo và sức sáng tạo vô tận của người làng Chăm. Du khách đến đây trải nghiệm làm gốm để đón nhận bài học quý giá về sự sáng tạo.

 

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 

Bia làm từ nước thải gây chú ý tại COP29

Một loại bia được làm từ nước thải đã qua tái chế đã gây sự chú ý với những người tham dự Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP29 tại Aze ...

 
 
 

Nâng mức xử phạt vi phạm giao thông

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an hiện đang tham mưu xây dựng, hoàn thiện dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn ...