Áp lực nơi làm việc

VTV9.vtv.vn - Mới đây tại Ấn Độ, một nhân viên của công ty kiểm toán hàng đầu đã qua đời đột ngột do làm việc quá sức. Câu chuyện đau lòng này đã làm dấy lên những cuộc tranh cãi nảy lửa trên mạng xã hội về văn hoá làm việc độc hại.
Anna Sebastian Perayil đã ra đi ở tuổi 26 khi ngã gục trong căn hộ của mình và bị ngưng tim.
Trước khi sự việc đau lòng xảy ra, gia đình của nhân viên kế toán tại Ernst & Young Ấn Độ cho biết cô đã phải đối mặt với khối lượng công việc "Chồng chất khổ sở". Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế trong năm nay cho biết tại Ấn Độ, các nhân viên làm việc nhiều giờ hơn so với các đồng nghiệp trên toàn cầu.

Bà Nidhi Vikram Choudhury - Trưởng phòng Truyền thông, Tập đoàn Deloitte Nam Á: “Ấn Độ là một trong những nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới. Điều đó đồng nghĩa với hiệu suất phải tương ứng với sự tăng trưởng đó. Và tất nhiên, khi bạn cạnh tranh với các đối tác toàn cầu thì hiệu suất phải cao hơn. Vì vậy, đôi khi kết quả đem lại là áp lực".
Hãng tin Reuters đã có cuộc thảo luận với hơn 20 nhân viên đã và đang làm việc tại các công ty tư vấn lớn ở Ấn Độ. Những người này mô tả họ phải làm việc trong môi trường mà cấp trên thúc giục họ làm thêm giờ, thậm chí lên tới 18 giờ 1 ngày mà không được trả thêm tiền. Các nhà tâm lý học cho biết khi nhân viên bắt đầu mang công việc về nhà, họ mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Bà Arti Anand - Bác sĩ tâm lý: “Ngày nay, những người trẻ tuổi không có thời gian giữa giờ làm việc. Họ tập trung vào công việc và thời hạn ngay cả khi ở nhà. Hậu quả là dẫn đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất”.
Ông Harpreet Singh Saluja - Luật sư tại Tòa án Bombay: “Khi chúng ta nói về căng thẳng tại nơi làm việc thì không chỉ vì một lý do. Có thể là do nhân viên trong quá trình đánh giá không được tăng lương hoặc xếp hạng đánh giá phù hợp. Ngoài ra, nếu người đó bị buộc phải làm việc ngoài giờ, điều đó góp phần gây ra căng thẳng. Nếu người đó quá tải công việc, điều đó cũng góp phần gây ra căng thẳng”.
Nền kinh tế Ấn Độ chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành dịch vụ vì các công ty toàn cầu dựa vào nguồn nhân lực trẻ và có tay nghề cao của đất nước này để điều hành các văn phòng hỗ trợ quan trọng. Quốc gia Nam Á này cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thất nghiệp dai dẳng, khiến cho sự cạnh tranh việc làm trở nên khốc liệt hơn.
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
Dự báo thời tiết (20/04/2025)
chủ nhật, 20/4/2025
Kiên Giang nhận giải thưởng top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới
Booking.com- nền tảng du lịch trực tuyến,vừa công bố : Kiên Giang là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top 10 khu vực hiếu khách nhất thế giới năm 20 ...
chủ nhật, 20/4/2025
Gây quỹ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải Tennis Keiei-juku 2025 - Cúp SANCOPACK đã diễn ra sáng qua tại huyện Củ C ...
chủ nhật, 20/4/2025
Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30/4
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đang đến gần, nhu cầu đi lại của người dân được dự báo sẽ tăng cao. Nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, lực lượng Cảnh sát gia ...
chủ nhật, 20/4/2025
Từ sau 17 giờ hôm nay 20.4, cấm người và xe 7 tuyến đường trung tâm TP. Hồ Chí Minh
Công an TP. Hồ Chí Minh vừa thông báo tổ chức phân luồng, hạn chế giao thông tại 7 tuyến đường trung tâm thành phố. Thời gian bắt đầu từ 17h đến 22 gi ...
chủ nhật, 20/4/2025
Ukraine cam kết tuân thủ lệnh ngừng bắn dịp lễ phục sinh
Tổng thống Ucraina Volodymyr Zelensky cho biết, nước này sẽ tuân thủ lệnh ngừng bắn do Nga đề xuất nhân dịp Lễ Phục sinh, nếu phía Nga thực sự nghiêm ...
chủ nhật, 20/4/2025
Tin mới
Văn bản
