Bước tiến trong phẫu thuật ghép tạng tại Việt Nam

 
Bước tiến trong phẫu thuật ghép tạng tại Việt Nam

VTV9.vtv.vn - Ghép tạng, một thành tựu vượt bậc của y học hiện đại, đã có những bước tiến ấn tượng tại Việt Nam. Từ ca ghép thận đầu tiên, ngành ghép tạng trong nước đã không ngừng phát triển, thực hiện thành công nhiều ca ghép phức tạp như tim, phổi, gan, thận và cả "chi thể". Những thành tựu này không chỉ khẳng định năng lực y học Việt Nam mà còn mang lại hy vọng sống cho hàng ngàn bệnh nhân.

Bệnh nhân nam ngoài 40 tuổi này bị viêm gan B, sơ gan đã diễn tiến rất lâu, bệnh nhân có tình trạng dịch trong bụng, nôn ra máu, chức năng tiêu hóa kém. Gần đây đã có dấu hiệu tiền hôn mê gan, tiên liệu thời gian sống không còn nhiều. Sau khi được phẫu thuật ghép gan từ người vợ bằng phương pháp ít xâm lấn tân tiến, bệnh nhân đã có cơ hội hồi phục gan trở lại.

TC24H-2411-30 Duy Long.jpg
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Công Duy Long - Phó Trưởng khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: “Biết rằng phẫu thuật nội soi là phương pháp rất là mới trên thế giới, nhưng các bác sĩ tại V

iệt Nam đã triển khai tốt tại một số bệnh viện. Tình hình bệnh nhân khá là ổn, sáng nay người hiến gan không còn đau vết mổ, người vợ sau khi hiến gan cũng đã có thể đi lại và hoạt động bình thường”.

Ghép tạng Việt Nam phát triển từ năm 1992. Năm 2024, Việt Nam chứng kiến nhiều thành tựu mới trong kỹ thuật ghép tim, gan, thận, ghi dấu ấn mới trên bản đồ ghép tạng thế giới. Trong đó có thể kể đến các ca ghép tạng từ nam thanh niên 32 tuổi chết não do tai nạn giao thông đã gây xúc động mạnh mẽ trong cộng đồng.

TC24H-2411-30 Bình Giang.jpg
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Bình Giang - Chủ tịch Hội Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Bình Giang, Chủ tịch Hội Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam: “Tính từ ca ghép tạng trên người đầu tiên tại Việt Nam cho đến tháng 8/2024 chúng ta đã có xấp sỉ 1000 trường hợp, trong đó để nói rằng chúng ta đã có bước tiến rất dài trong việc ghép tạng”.

Trong tương lai, với nền tảng đã được xây dựng, ngành Ngoại không ngừng cải tiến, góp phần đưa y học Việt Nam ngày càng vững mạnh và hội nhập sâu rộng hơn với y học thế giới.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Sáng tạo gốm Chăm để bảo tồn di sản

Ngoài nét đặc sắc về ẩm thực và dịch vụ du lịch, Ninh Thuận còn được biết tới với vẻ đẹp văn hóa Chăm. Trong đó, Gốm Chăm ngày nay không chỉ giữ gìn g ...

 
 
 
 
 

Cơm nhà ngon nhất

Bếp cà ràng - là một sản phẩm đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, gắn bó lâu đời trong sinh hoạt, đời sống của người dân. Ngày nay tuy không còn phổ ...