Đào tạo nhân lực phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp

 
Đào tạo nhân lực phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp

VTV9.vtv.vn - Không chỉ mang đến trải nghiệm dịch vụ công thuận tiện hơn cho người dân, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp còn đặt ra yêu cầu cao về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Đó phải là một thế hệ công chức mới cần tư duy linh hoạt, khả năng đáp ứng đa nhiệm. Và để chuẩn bị cho điều đó, nhiều cơ sở đào tạo nhận nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho các đơn vị hành chính đã nhanh chóng điều chỉnh chương trình giảng dạy, sẵn sàng cung ứng nguồn nhân lực phù hợp cho mô hình hành chính mới.

Một trong những kĩ năng cần có của cán bộ công chức trong bộ máy chính quyền tinh gọn là phải thành thạo kĩ năng công nghệ. Vì thế trong năm học này, phân viện Học viện Hành chính và Quản trị công TP. Hồ Chí Minh quyết định thay đổi nội dung của học phần tin học căn bản. 

tc24h-0207-10 ng thế tài.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Thế Tài, Phụ trách phòng Quản lý đào tạo - Khoa học, Phân hiệu Học viện Hành chính và Quản trị công tại TP. Hồ Chí Minh

Tiến sĩ Nguyễn Thế Tài, Phụ trách phòng Quản lý đào tạo - Khoa học, Phân hiệu Học viện Hành chính và Quản trị công tại TP. Hồ Chí Minh: “Chúng tôi phải thiết kế lại nội dung chương trình này theo hướng là đào tạo các học phần về kiến thức, kỹ năng về AI, kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số và công nghệ số trong việc học. Về mức độ đáp ứng các chương trình thì hiện nay chúng tôi cho rằng Học viện cũng đã được tối thiểu ít nhất là trên 70 % nội dung chương trình theo tổ chức chính quyền địa phương hai cấp mới”.

Không chờ đến khi chính quyền địa phương 2 cấp thành lập, nhiều nội dung đào tạo tại trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh liên quan đến mô hình quản lí nhà nước, quản trị hành chính cũng được điều chỉnh. Các kĩ năng: tư duy chiến lược, đổi mới sáng tạo, kĩ năng điều hành trong môi trường số được nhà trường bổ sung vào chương trình giảng dạy… áp dụng ngay với sinh viên đang đào tạo lẫn tuyển sinh mới.

tc24h-0207-10 thu hòa.jpg
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hòa, Trưởng bộ môn Quản lý công, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế - Luật

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hòa, Trưởng bộ môn Quản lý công, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế - Luật: “Chúng ta hình dung đó là mô hình hành chính của chúng ta trên thế giới và Việt Nam thì nó cũng đều đi theo một định hướng, đó là vấn đề hành chính phát triển và nó từ mô hình truyền thống rồi sau đó sang mô hình quản lý công mới và sau đó thì nó phát triển ở mô hình quản trị nhà nước tốt. Vì thế trong quá trình giảng dạy tất cả các môn học của chúng tôi đều đi theo bám sát tiến trình phát triển của nền hành chính này và nó đòi hỏi đối với sinh viên luôn cập nhật những kiến thức để phù hợp với những đòi hỏi của thế giới và phù hợp với điều kiện thực tiễn”.

Không chỉ điều chỉnh lại chương trình, giáo trình giảng dạy, các cơ sở đào tạo có đào tạo quản lí nhà nước, quản trị hành chính cũng chủ động mở các lớp bồi dưỡng dành cho cán bộ, công chức hiện tại… ưu tiên các cán bộ, công chức cấp cơ sở. Theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cấp phường/xã tiếp nhận 120 nhiệm vụ từ cấp quận/huyện trước đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải được trang bị lại kiến thức, nâng cao năng lực thực thi.

Tiến sĩ Nguyễn Thế Tài, Phụ trách phòng Quản lý Đào tạo - Khoa học, Phân hiệu Học viện hành chính và Quản trị công tại TP. Hồ Chí Minh: “Chúng tôi thấy là những luật kể cả Hiến pháp ban hành và có hiệu lực ngay hiện nay thì chúng tôi thấy có đến 28 nghị định về phân cấp, phân công, phân quyền và phân đường thẩm quyền. Riêng 28 quy định về phân cấp, phân công và phân định thẩm quyền này thì đội ngũ cán bộ, công chức của các ngành và địa phương cần phải cập nhật, nắm chắc để vận hành từ ngày 1/7, tức là cách ngày hôm qua thôi. Như vậy đòi hỏi là việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức mà đang đảm nhận các vị trí lãnh đạo, quản lý hoặc là công chức của các sở, ngành, công chức cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thì đòi hỏi cơ sở đào tạo phải cập nhật.”

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hòa, Trưởng bộ môn Quản lý công, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: “Các trường đại học phải đi trước một bước trong cái đổi mới đào tạo, cập nhật cái nội dung giảng dạy theo chuẩn quốc tế gắn với thực tiễn cải cách hành chính ở Việt Nam. Thứ hai là cần phải gắn kết chặt chẽ với chính quyền địa phương và doanh nghiệp để tạo ra môi trường thực học thực hành và thực hiện để từ đó mới đào tạo ra được những nhà quản trị công, thực sự là bản lĩnh, đổi mới”.

Vận hành một bộ máy mới cần một thế hệ cán bộ công chức mới về tư duy và kĩ năng. Và đây là nhiệm vụ của trường đại học. Một chính quyền hiệu quả cần bắt đầu từ trường học đào tạo đúng người, đúng chuẩn.

 
 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 
 

Ngộ độc so biển - vì sao khó phòng tránh?

Có đến 2 vụ ngộ độc so biển xảy ra trong tháng 6, ghi nhận ở Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Rất may, các nạn nhân được cấp cứu kịp thời, nhưng những g ...