Khai thác hiệu quả dữ liệu dùng chung

 
Khai thác hiệu quả dữ liệu dùng chung

VTV9.vtv.vn - Đã hơn 1 năm kể từ ngày UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung để chia sẻ cho các đơn vị có nhu cầu khai thác và sử dụng. Đây là chiến lược thể hiện tầm nhìn của TP. Hồ Chí Minh sẽ điều hành nền hành chính của thành phố trên nền tảng số, hướng đến thành phố thông minh trong tương lai gần.

Kho dữ liệu dùng chung của TP. Hồ Chí Minh hiện đã có 45 cơ sở dữ liệu thuộc các lĩnh vực. Trong đó 25 cơ sở dữ liệu đã vận hành chính thức, số còn lại đang được tiếp tục hoàn thiện. TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đặc biệt này, không chỉ cho việc thực hiện chủ đề năm 2024 mà còn cơ sở quan trọng trong quản lý nhà nước.  

Phiên tòa xét xử đường dây mua bán hóa đơn khống với tổng trị giá trên 4.000 tỷ đồng bằng thủ đoạn thành lập hơn 30 công ty này diễn ra cách đây hơn 3 tháng. Nhưng hành vi vi phạm của các bị cáo đã kéo dài suốt 7 năm, từ năm 2017 đến tháng 3.2023. Bất cập nằm ở dữ liệu để xử lý.

0111- PNHN-.GIANG VAN HIEN.jpg
Ông Giang Văn Hiển - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh

Ông Giang Văn Hiển - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: “Trên 50% doanh nghiệp sau khi thành lập trong thời gian ngắn thì xuất một lượng hóa đơn rất lớn sau đó thì bỏ địa chỉ kinh doanh và mời lên làm việc thì Cục thuế không có cơ sở dữ liệu để làm việc”.

0111- PNHN-quach ngoc tuan.jpg
Ông Quách Ngọc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh

Ông Quách Ngọc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh: “Thông tin đăng ký doanh nghiệp như thế này thì sẽ trực tuyến, thời gian thực hệ thống thuế cũng có thông tin như thế. Hiện nay nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho đăng ký doanh nghiệp thì có hiện tượng lợi dụng, có hồ sơ giả mạo không trung thực”.

Câu chuyện trên cho thấy: Nếu phối hợp hay liên thông dữ liệu với cả cơ quan chức năng như công an thì sẽ được kiểm soát ngay từ đầu và cả khâu hậu kiểm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước. Là địa phương đầu tiên của cả nước số hóa toàn bộ 4 loại giấy tờ hộ tịch, người dân TP. Hồ Chí Minh từ giữa năm 2022 đã không cần đến cơ quan hành chính công nơi cư trú để xin bản sao giấy tờ. Và trong năm 2024 đã có thêm 1 bước tiến mới.

Bà Võ Thị Trung Trinh - Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh: “Chúng tôi đã có tính năng để người dân lưu lại kết quả thủ tục hành chính đó và trong những lần sau thì chúng ta có thể sử dụng lại. Để đảm bảo chuyển đổi số toàn bộ thì chúng ta đi song song vừa đảm bảo quy trình cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp, sử dụng dữ liệu và xây dựng khung pháp lý. Vì vậy chúng ta phải có quy trình để hoàn chỉnh lại”.

Ông Phạm Thành Kiên - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Hồ Chí Minh: “Năm nay, chuyển đối số trên địa bàn thành phố có nhiều bước tiến rất lớn. Chắc chắn là chuyển đổi số này sẽ còn gắn với chúng ta nhiều năm sau nữa, chắc chắn là chúng ta tiếp tục phải làm”.

Những vấn đề thực tiễn sau 1 năm nỗ lực thực hiện chủ đề năm, vì vậy sẽ tiếp tục là những đặt hàng cho chính sách để chuyển đổi số tiếp tục phát huy hiệu quả trong đời sống tại TP. Hồ Chí Minh.


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 
 

Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại

Tại Pháp, Bộ Văn hóa nước này vừa thông báo Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào tháng 12 tới đây, 5 năm sau vụ hỏa hoạn thảm khốc vào tháng 4/2 ...