Lừa đảo mua sắm trực tuyến: Bình cũ rượu mới

VTV9.vtv.vn - Theo nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, chỉ trong 9 tháng năm nay, ước tính người tiêu dùng Việt đã chi gần 230 nghìn tỷ đồng cho hoạt động mua sắm trực tuyến. Có thể thấy, hình thức mua sắm này đã và đang trở thành thói quen của nhiều người.
Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo. Không còn dừng lại ở những chiêu trò đơn giản như bán hàng giả, hàng nhái,... kẻ gian giờ đây đã nâng cấp thủ đoạn tinh vi và khó lường hơn.
Là người thường xuyên mua sắm trực tuyến, những cuộc điện thoại của người giao hàng hay còn gọi shipper đã không còn xa lạ với bạn trẻ này. Nên khi nhận được một cuộc gọi từ số lạ xưng là shipper, nói chính xác thông tin đơn hàng, lại còn báo sẽ gửi hàng tại quán nước đối diện công ty - nơi bạn thường xuyên nhờ nhận đồ hộ, bạn trẻ này đã tin tưởng và chuyển khoản 500 nghìn đồng cho người này để thanh toán. Nhưng 30 phút sau, bạn lại nhận được cuộc gọi từ shipper quen để giao hàng. Lúc này, nhận ra mình bị lừa thì đã quá muộn.
Nạn nhân cho biết: “Đối tượng lừa đảo nói cho mình rất chính xác tất cả những cái thông tin bao gồm từ loại sản phẩm mình đặt hàng, mã đơn hàng và kể cả là số tiền chính xác đến từng số lẻ. Cho nên là tại cái thời điểm mà mình chuyển khoản mình sẽ không có một chút cảnh giác nào cả”.
Tinh vi hơn, những kẻ lừa đảo còn kịp "thay áo mới" giăng bẫy nạn nhân bằng một kịch bản khó lường hơn. Chúng tự xưng là shipper, yêu cầu nạn nhân chuyển khoản ngay phí ship chỉ vỏn vẹn 30-40 nghìn đồng.
Ngay sau đó, nạn nhân sẽ nhận được tin nhắn từ những đối tượng lạ mặt này, nói rằng đã gửi nhầm số tài khoản đăng ký hội viên của "Bảo hiểm Hàng hóa" và gửi đường link lạ dẫn đến một trang fanpage giả mạo.
Người này còn liên tục giục nạn nhân nhắn tin để hủy tài khoản hội viên, nếu không sẽ bị kích hoạt và mất phí 3,5 triệu đồng một tháng. Một khi nạn nhân bấm vào đường link giả mạo, thực hiện các thao tác như kẻ gian hướng dẫn sẽ đối mặt với rủi ro bị chiếm tài khoản ngân hàng, lộ lọt thông tin cá nhân và có thể mất tiền lúc nào không biết.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia: “Tuyệt đối sẽ không thực hiện việc cài đặt các ứng dụng lạ, bấm vào những cái đường link lạ hay là đưa thông tin cho những cái người lạ chỉ thông qua gọi điện hay là chat”.
Công nghệ ngày càng phát triển, những thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi. Người dùng vì thế cũng cần phải nâng cao cảnh giác và kiến thức. Có như vậy mới có thể xây cho mình một "hệ miễn dịch" để chống lại những thứ độc hại từ không gian mạng.
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
TP. Hồ Chí Minh quyết liệt đấu tranh chống tội phạm ma túy
Mới đây, hàng trăm cán bộ chiến sĩ Công an TP. Hồ Chí Minh đồng loạt ập vào kiểm tra 3 quán bar ở phường Đông Hòa, An Phú (tỉnh Bình Dương cũ) và phườ ...
thứ tư, 9/7/2025
Hợp luyện chuẩn bị Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9
Nhìn những hình ảnh bước chân đều tăm tắp, dứt khoát và đầy khí thế của các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang rộn ràng trên các thao trường, quả ...
thứ tư, 9/7/2025
Dự báo thời tiết Sáng (09/7/2025)
thứ tư, 9/7/2025
Người dân cần kiểm soát lượng điện tiêu thụ
Thời gian vừa qua, nhiều hộ dân phản ánh hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt. Trước thông tin này, ngành điện lực đã có những phản hồi. Phóng sự thực h ...
thứ ba, 8/7/2025
Giảm áp lực giải quyết thủ tục cho vùng biên giới
Với một địa bàn đặc thù như tỉnh Tây Ninh mới, có 20 xã biên giới - giáp với Campuchia, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp không chỉ hỗ trợ người dâ ...
thứ ba, 8/7/2025
Chính quyền địa phương 2 cấp: thuận tiện hơn, gần dân hơn
Đã một tuần sau khi các địa phương trên cả nước chính thức triển khai mô hình chính quyền hai cấp. Tại TP. Hồ Chí Minh, cán bộ, công chức ở nhiều phườ ...
thứ ba, 8/7/2025
Tin mới
Văn bản
