Nga bảo tồn các làng nghề truyền thống

 
Nga bảo tồn các làng nghề truyền thống

VTV9.vtv.vn - Cấm vận, biến động thị trường, khách du lịch giảm, doanh số bán hàng giảm và số lượng thợ thủ công cũng giảm - các làng nghề thủ công truyền thống ở nước Nga đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian qua. Hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp làng nghề có thời điểm bị đình trệ. Hiện nay, với chính sách hỗ trợ của nhà nước, Nga đang nỗ lực bảo tồn các làng nghề truyền thống.

Đi qua một thời kỳ hưng thịnh của làng nghề đã 200 năm tuổi, xưởng tranh khay nổi tiếng Zhostovo nằm khiêm tốn trong một khu sản xuất ở ngoại ô Matxcơva. Hiện ở xưởng thủ công này còn khoảng 40 hoạ sĩ, phần lớn đều đã lớn tuổi.

tc24h-1810-43 Mikhail.jpg
Ông Mikhail Lebedev - Nghệ nhân Xưởng tranh khay Zhostovo, tỉnh Matxcơva

Ông Mikhail Lebedev, Nghệ nhân Xưởng tranh khay Zhostovo, tỉnh Matxcơva: “Số nghệ nhân giờ đã giảm nhiều so với trước. Giới trẻ không mấy hào hứng với công việc này. Chúng tôi vẫn đang cố gắng, kể cả làm mới phong cách, làm mới sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường.”

Hiện ở Nga có khoảng 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, hầu hết là doanh nghiệp nhỏ. Sau thời điểm khó khăn do đại dịch covid-19 và ảnh hưởng từ các biện pháp cấm vận, nhiều hoạt động triển lãm sản phẩm và tôn vinh ngành nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục, với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân trong cả nước.

tc24h-1810-43- Nedezda....jpg
Chị Nadezda Kornikova - Làng nghề truyền thống Arkhangelsk, Liêng bang Nga

Chị Nadezda Kornikova, làng nghề truyền thống Arkhangelsk, Liêng bang Nga: “Vấn đề của chúng tôi vẫn là thiếu người trẻ. Các trường đào tạo nghề đang quan tâm đến điều này. Có chính sách hỗ trợ, và thực tế là chúng tôi đang tham gia triển lãm với sự hỗ trợ của cơ quan phát triển vùng, để quảng bá sản phẩm của mình.”

Từ năm 2016, Nga bắt đầu triển khai cơ chế trợ cấp cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ dân gian. Năm 2022 tổng số tiền hỗ trợ của nhà nước cho các ngành nghề thủ công lên tới 1,1 tỷ rub, là gần 12 triệu USD. Nguồn kinh phí này giúp các cơ sở bù đắp một phần chi phí, bao gồm mua nguyên vật liệu, hiện đại hoá sản xuất, quảng bá sản phẩm ra thị trường.

tc24h-1810-43 5.jpg
Búp bê gỗ Matryoshka là một trong những sản phẩm truyền thống đặc trưng của Nga

Ông Alexander Drozhzhin, Chủ tịch Hiệp hội thủ công mỹ nghệ dân gian Nga: “Nhà nước đã hỗ trợ với một số khoản chi nhất định từ ngân sách liên bang cho các tổ chức nghệ thuật và thủ công dân gian. Bản thân chúng tôi cũng cố gắng, kết nối với cả doanh nghiệp nước ngoài để xuất khẩu, nhưng thị trường chính hiện vẫn là trong nước.”

Có những cơ hội mới đã mở ra. Việc giảm nhập khẩu một số mặt hàng đã giải phóng một thị trường ngách có thể dành cho các sản phẩm thủ công và nghệ thuật dân gian. Điều này cũng đang tạo động lực cho các doanh nghiệp làng nghề ở Nga tăng sản lượng cho thị trường nội địa.

Có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống ở Nga và đây đang được xem là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch văn hoá của các vùng miền. Cùng với cơ sở hạ tầng du lịch thì Nga đang nỗ lực tạo ra môi trường để bảo tồn các làng nghề, bảo tồn các di sản văn hoá.
 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Hiểu đúng về xã hội hóa trong giáo dục

Mới đây, một hiệu trường tại Hòa Bình vừa bị khởi tố vì tội lạm thu. Lạm thu cũng là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi bắt đầu năm học mới và lu ...