Phân lô, bán đất rừng tại Lâm Đồng: Siết chặt quản lý, ràng buộc trách nhiệm của chủ rừng
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Trong thời gian gần đây, tại tỉnh Lâm Đồng rộ lên hàng loạt quảng cáo bán đất rừng với giá vô cùng rẻ.
Như vậy, không chỉ hàng loạt khu đất nông nghiệp bị "xẻ thịt", giờ đây đất rừng cũng trở thành miếng mồi béo bở để nhiều đối tượng phân lô, bán nền dù không đủ điều kiện pháp lý.
Những đoạn quảng cáo về một dự án phân lô, bán nền có tên là Lâm Đồng Farmstay ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng tràn lan trên mạng. Kết quả điều tra thực tế của các phóng viên cho thấy, dự án này đang tiến hành các hoạt động mua bán thật. Môi giới khẳng định đã bán được 119 lô đất, thu về 44 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là dự án giao rừng cho Công ty Đại Hải từ 12 năm trước, chỉ được phép trồng rừng, cao su, trồng cỏ và nuôi bò, không được phép phân lô, bán nền. Chính quyền địa phương các cấp khẳng định, công ty được giao rừng mới trồng được 50% theo kế hoạch, không chăn nuôi bò, đặc biệt để rừng bị phá 5,6ha, đủ cơ sở để chính quyền thu hồi dự án.
Khi giải tỏa "nóng" một dự án phân lô đất rừng để bán nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, ngành chức năng đã nhổ bỏ các cọc bê tông do các đối tượng phân lô, bán đất rừng dựng lên. Khu vực này bị phân thành 9 lô, mỗi lô được bán với giá từ 300 - 500 triệu đồng. Đây vốn là rừng phòng hộ cảnh quan của thành phố Đà Lạt được giao cho doanh nghiệp quản lý bảo vệ, nhưng lại bị các đối tượng phân lô, bán nền trái pháp luật.
Trước việc giao rừng cho các doanh nghiệp triển khai bảo vệ nhưng không hiệu quả, rừng bị tàn phá nặng nề, tỉnh Lâm Đồng đã thu hồi 196/308 dự án rừng giao cho các doanh nghiệp thuê. Tuy nhiên, đến lúc này, đã có hơn 1.150ha rừng bị tàn phá.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng phân lô, bán đất rừng là doanh nghiệp nhận rừng được giao quá nhiều quyền hạn, trong khi trách nhiệm lại ít ràng buộc, khó xử lý hình sự. Rừng bị mất, tiền bồi thường không đòi được, trong khi chủ rừng hiện cũng chưa bị xử lý bất kỳ trách nhiệm hình sự nào. Trước những hậu quả xót xa này, muộn còn hơn không, tỉnh Lâm Đồng đang siết chặt quản lý, ràng buộc trách nhiệm đối với chủ rừng.
Doanh nghiệp được giao rừng buộc phải thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách và phải được tập huấn. Đây là một trong những ràng buộc trách nhiệm của chủ rừng trong hợp đồng thuê rừng được ký lại. Những buổi tập huấn đã được tổ chức thường xuyên tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng bảo vệ rừng từ cơ sở. Để ngăn chặn phá rừng, ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đang soạn thảo đề án chống "gặm nhấm" rừng.
Hy vọng những giải pháp của cơ quan chức năng địa phương sẽ sớm mang lại hiệu quả, giữ được rừng, giữ được vốn quý không chỉ của tỉnh Lâm Đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
Góc nhìn: Khi điểm số không còn nói lên sự thật
Tôi vẫn nhớ cảm giác bối rối của mình khi nhìn vào bảng điểm của con gái. 8.5, 9.0, 8.7... Những con số đẹp mắt, nhưng sao trong lòng tôi lại thấy một ...
thứ năm, 17/7/2025
Góc nhìn: Khi vàng “Nóng” lên -Chuyện gì đang xảy ra với túi tiền của chúng ta
Có lẽ nhiều bạn cũng đã nghe tin giá vàng miếng SJC vượt mốc 120 triệu đồng/lượng trong những ngày đầu tháng 7 này rồi nhỉ? Thật sự mà nói, con số này ...
thứ tư, 2/7/2025
Alo V9 (17/5/2025): Chính quyền khắc phục nhà xưởng gây cháy nổ trong khu dân cư
Trở lại với một vấn đề từng được người dân phản ánh qua đường dây nóng Alo V9 - đó là nhà xưởng chứa quạt đông lạnh nằm giữa khu dân cư Phước Kiển A, ...
thứ bảy, 17/5/2025
Dự báo thời tiết (09/5/2025)
thứ sáu, 9/5/2025
Nghề ép cá cảnh của cụ ông 83 tuổi ở Cần Thơ
VTV.vn - Ở Cần Thơ có một ông lão 83 tuổi nhưng có đến 70 năm theo nghề nuôi cá cảnh. Công việc này của ông là một điều thú vị.
thứ sáu, 7/5/2021
Trải nghiệm bên trong tầng B1 ga Ba Son vừa hoàn thiện
VTV.vn - Hình ảnh thực tế bên ngoài của tầng B1 nhà ga Ba Son như thế nào? Quý vị hãy phóng viên VTV tìm hiểu nhé!
thứ năm, 6/5/2021
Tin mới
Văn bản
