Nhiều phụ huynh gửi con vào trường cai nghiện điện thoại

 
Nhiều phụ huynh gửi con vào trường cai nghiện điện thoại

VTV9.vtv.vn - Gần đây, việc một số trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh, cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học đã thu hút nhiều sự chú ý từ dư luận. Vấn đề này đang gây ra nhiều tranh cãi, với ý kiến trái chiều về lợi ích và tác hại của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh.

Thực tế cho thấy, nếu học sinh lạm dụng điện thoại, điều này có thể dẫn đến tình trạng "nghiện thiết bị". Thời gian qua, nhiều phụ huynh đã phải đưa con em mình đến các trung tâm huấn luyện chuyên biệt để "cai nghiện" điện thoại, nhằm thiết lập lại thói quen sinh hoạt và học tập cho các em. 

Chị Phương, là cô giáo mầm non, bận từ sáng đến tối nên không biết con trai đã nghiện trò chơi game và mạng xã hội trên điện thoại từ khi nào. Lên lớp 8 thì con không muốn đi học, cả ngày chỉ lướt điện thoại. Chị phải tìm đến Trung tâm này để giúp con cai điện thoại.

2- nguyen thi dong ơhuong.jpg
Chị Nguyễn Thị Đông Phương - Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Chị Nguyễn Thị Đông Phương - Quận 12, TP. Hồ Chí Minh: “Mẹ chỉ cần bảo là con ơi, đến giờ đi học rồi, cất cái điện thoại đi học đi, là cho con thêm 10 phút, cho con thêm 5 phút. Cứ như thế, tính cách của nó cộc cằn, thô lỗ. Chỉ cần một sự việc gì rất nhỏ xảy ra, thì bạn sẽ có một cái thái độ gọi là cộc cằn, nóng tính và có những cái biểu hiện gọi là bạo lực luôn”.

1 vuong nguye nhat nam.jpg
Em Vương Nguyễn Nhật Nam - Học sinh lớp 9, Trường Phổ thông nội trú Phùng Hưng (IVS), TP. Hồ Chí Minh

Em Vương Nguyễn Nhật Nam - Học sinh lớp 9, Trường Phổ thông nội trú Phùng Hưng (IVS), TP. Hồ Chí Minh: “Sử dụng mạng xã hội nhiều giờ, sẽ khiến mình không muốn ngừng nghỉ. Đa số là game với anime. Hồi đó là con chơi từ sáng đến trưa chiều tối, con rảnh là con chơi”.

Nhiều học sinh từ các tỉnh được gia đình gửi đến đây với mong muốn giúp con có môi trường mới, được huấn luyện và tham gia các hoạt động thể chất để tách khỏi môi trường cũ và dần thay đổi thói quen sử dụng điện thoại. Nhờ những hoạt động thể chất, tâm lý, nghệ thuật, các sinh hoạt nề nếp, có kỷ luật, các em đã thay đổi.

1- tran thi minh an.jpg
Em Trần Thị Minh An - Học sinh lớp 12, Trường Phổ thông nội trú Phùng Hưng (IVS), TP. Hồ Chí Minh

Em Trần Thị Minh An - Học sinh lớp 12, Trường Phổ thông nội trú Phùng Hưng (IVS), TP. Hồ Chí Minh: “Trước đây con lướt mạng xã hội nhiều, không có điện thoại thì không chịu được. Lúc nào con thích thì con chơi, thường con chơi đêm. Cái lúc mà chơi điện thoại thì con không muốn nói chuyện với ai, khó giao tiếp. Nhưng mà vào đây thì mình phải tập cư xử lại, mình suy nghĩ chín chắn hơn”. Những giáo viên đã huấn luyện nhiều học sinh như thầy Chúc cho biết, hiện nay ngày càng có nhiều học sinh nghiện thiết bị điện tử và dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Số học sinh rối loạn hành vi, sống trong thế giới ảo, bỏ học, ..nhiều nhưng phụ huynh chưa thấy được mức độ nghiêm trọng của việc này.

1- thay tran thanh huc.jpg
Thầy giáo Trần Thanh Chúc - Trường Phổ thông nội trú Phùng Hưng (IVS) Tp. Hồ Chí Minh 

Thầy giáo Trần Thanh Chúc - Trường Phổ thông nội trú Phùng Hưng (IVS) Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Khi con ở ngoài con cứ chăm chăm vào những thiết bị đó, thì vào đây không có, bứt ra rồi thì gần như con sẽ có sự phản ứng, sẽ có những có sự chống đối tiêu cực, ví dụ như la lên rồi đập phá đồ đạc, đánh đập người xung quanh. Giáo dục con giúp con quay lại nền nếp tốt hơn thì khi con khi con có nề nếp tốt rồi mình mới học thể chất học võ thuật thể thao, bóng đá, bơi lội, bóng chuyền… Khi thể chất tốt rồi mình mới tính tới chuyện học”.

4.jpg
Một trong số bộ môn các em được tham gia để rèn luyện sức khoẻ.

Hiện nay, một số trường học tại TPHCM đã cấm học sinh sử dụng điện thoại trong khuôn viên trường, để các em tập trung tiếp thu bài học cũng như kết bạn, tham gia các hoạt động thể chất.

Cô Trần Thị Hồng Nhung - Tổng Giám thị Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP. Hồ Chí Minh: “Giờ ra chơi các em ngồi ghế đá chỉ có cắm mặt vào điện thoại không trao đổi với nhau. Hoặc lên trên lớp cũng dùng điện thoại lén lút, chơi trò chơi hoặc làm việc riêng tư, không tập trung vào việc học. Không sử dụng điện thoại di động thì các bạn có thể ra chơi và chơi với nhau, giao tiếp với nhau, trong lớp học thì tập trung vào việc học hơn”.

Theo các giáo viên, thiết bị điện tử, mạng xã hội có thể trở thành chất "gây nghiện" tạo tâm lý phụ thuộc khiến học sinh khó thoát ra nếu không có phương pháp đúng. Vì vậy các bậc phụ huynh, nhà trường cần quan tâm định hướng đúng với học sinh, tránh hậu quả đáng tiếc. Vì nhiều trường hợp đưa con đến trung tâm cai nghiện điện thoại nhưng đã muộn.

 

 

 


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Sáng tạo gốm Chăm để bảo tồn di sản

Ngoài nét đặc sắc về ẩm thực và dịch vụ du lịch, Ninh Thuận còn được biết tới với vẻ đẹp văn hóa Chăm. Trong đó, Gốm Chăm ngày nay không chỉ giữ gìn g ...