Kể chuyện nông sản để minh bạch chất lượng
VTV9.vtv.vn - Mỗi nông sản khi đến tay người tiêu dùng là một câu chuyện kể. Nông sản có tên là gì, được trồng như thế nào và chất lượng ra sao? Đó là cách làm mới của những người làm nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng. Như một giải pháp để họ bảo vệ thương hiệu, minh bạch chất lượng nông sản, song song với quảng bá đặc sản địa phương mình. Hãy cùng xem họ làm điều đó như thế nào?
Cà chua, cần tây, bó xôi được cho vào những chiếc hộp, những chiếc túi như thế này. Xinh xắn và thân thiện, tựa như món quà lưu niệm. Nhưng, hơn cả sự bắt mắt là những dòng chữ trên bao bì. Thông tin đơn giản nhưng cũng đủ làm thành một câu chuyện về loại nông sản đang cất giữ bên trong.
Mã QR cũng luôn có trên bao bì. Người tiêu dùng quét mã, sẽ có ngay trên điện thoại cả một câu chuyện về các loại nông sản.
Ông Trần Huy Đường - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Trang trại Langbiang Farm: “ Trên bao bì sản phẩm , quét QR code để truy xuất nguồn gốc. Hiện nay chúng tôi đã truy xuất đế lô sản xuất, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và cả hướng dẫn sử dụng”.
Chẳng hạn như khi cầm trên tay hộp cà chua có tên Berrymato, câu chuyện kể mà người tiêu dùng đón nhận chính là hiểu rõ hơn về loại cà chua này. Chúng đang được trồng tại một nông trại ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Có đến 16 giống cà chua được trồng trong nhà kính, làm nên một không gian của sắc màu và hương vị. Trước khi đưa ra thị trường, từng lô cà chua được đo về độ đường, được kiểm tra về chất lượng.
Kỹ sư Nguyễn Thanh Tới - Langbiang Farm, tỉnh Lâm Đồng: “Mình kiểm tra trước khi thu hoạch để đảm bảo dinh dưỡng cũng như độ ngọt vì loại cà chua này, độ ngọt rất quan trọng”.
Chất lượng rau làm ra được kiểm soát kỹ càng. Lẽ đương nhiên, phía nhà sản xuất không thể chấp nhận tình trạng nhập nhằng, đánh đồng với nông sản cùng loại trên thị trường. Do vậy, ý tưởng kể chuyện nông sản khi đưa đến tay người tiêu dùng được doanh nghiệp này đặc biệt chú ý bởi hai lẽ: Một là để minh bạch chất lượng nông sản tránh sự nhập nhằng và hai là cũng để quảng bá, giới thiệu giá trị rau Đà Lạt.
Ông Trần Huy Đường chia sẻ thêm: “Mình kể câu chuyện từ khâu đầu tiên là nuôi trồng đến thu hoạch, đóng gói, để người tiêu dùng có cảm nhận sản vật Đà Lạt tuyệt vời”. Đưa nông sản ra thị trường cùng với kể câu chuyện, lẽ đương nhiên, người sản xuất phải bỏ ra thêm một khoản chi phí. Nhưng bù lại là người tiêu dùng có niềm tin vào nông sản. Tỉnh Lâm Đồng đưa ra thị trường mỗi năm 3 triệu tấn rau. Rau Đà Lạt ngon có tiếng nhưng phải định lượng giá trị và minh bạch thông tin về những giá trị ấy thì rau Đà Lạt mới thực sự có chỗ đứng lâu dài trên thị trường.
Văn bản
Văn bản
Cùng chuyên mục
Dự báo thời tiết sáng (23/11/2024)
thứ bảy, 23/11/2024
Nam vương Tuấn Ngọc vào Top 5 Dự án Nhân ái tại Mr World 2024
Cuộc thi Nam vương thế giới- Mr World 2024 vừa công bố top 5 dự án nhân ái - Beauty With A Purpose được đánh giá cao nhất trong cuộc thi năm nay. Đán ...
thứ bảy, 23/11/2024
TP. Hồ Chí Minh: Tuần qua tiêm hơn 3.000 mũi vaccine cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa cho biết, sau một tuần triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, ngành y tế thành phố đã tiêm ...
thứ bảy, 23/11/2024
Việt Nam tiệm cận bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, mục tiêu năm 2025 cả nước bao phủ bảo hiểm y tế trên 95% dân số, song dự kiến hết năm nay đã đạt trên 94% ...
thứ bảy, 23/11/2024
TP. Hồ Chí Minh cần 63.000 lao động
Các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ cần khoảng 63.000 lao động dịp cuối năm, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
thứ bảy, 23/11/2024
Đức: Triển lãm nghệ thuật ánh sáng mùa đông
Đến thủ đô Berlin của Đức trong những ngày này, du khách sẽ có cơ hội thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật ánh sáng đầy màu sắc, lấy ý tưởng từ các hộp ...
thứ bảy, 23/11/2024
Tin mới
Văn bản