Ngang nhiên rao bán dự án không phải sở hữu của mình

 

VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Không phải dự án thuộc sở hữu của mình nhưng chủ đầu tư đã ngang nhiên phân lô hàng chục nền đất ở quận 12, TP.HCM, tổ chức rao bán rầm rộ, thu hàng tỷ đồng rồi biến mất.

"Đất này là của anh em chúng tôi, chúng tôi mới là người có quyền chứ tự nhiên thấy ùn ùn mua mua bán bán đất của chúng tôi, bán nền bán đất vậy. Tôi ra tôi nói đất này không mua được đâu, tôi vẫn nói mà nói chẳng ai nghe ..." Đó là lời xác nhận của chính chủ lô đất. Chính họ cũng không ngờ rằng, đất của họ đã bị ông Nguyễn Văn Chung - Đại diện công ty DCB mượn danh rồi phân lô ra bán cho người khác.

Bất ngờ với thông tin này, anh Trần Văn Chung - một người dân mua dự án của công ty DCB cho biết, vào năm 2018, qua nhiều lời giới thiệu cũng như chứng kiến thực tế dự án Hùng Liên Land của công ty địa ốc DCB ở đây, anh đã đặt mua 2 nền đất với giá trị 4,6 tỷ đồng. Sau khi thanh toán cọc khoảng 1 tỷ đồng, kèm lời hứa 7 tháng sau sẽ có sổ, nhưng lời hứa vẫn vẹn nguyên khi 2 năm qua, sổ không có, đất cũng chẳng thấy đâu.

Khu dân cư được cho là hiện đại chỉ đang nằm trên tờ bản đồ phân lô không có giá trị. Không hề có một hạ tầng hoặc cắm cọc phân lô ở bất cứ vị trí nào. Chính chủ đất thực sự là công ty Quang Vinh cũng cho biết, toàn bộ khu đất vẫn là đất nông nghiệp, chưa chuyển đổi mục đích và được quy hoạch làm trung tâm thương mại, không thể phân lô bán nền. Để bảo vệ đất của mình, công ty Quang Vinh đã phải dựng những hàng rào kiên cố kèm theo bảng hiệu khẳng định đây là đất thuộc sở hữu của công ty.

Sau khi biết thông tin mua nhầm dự án ảo, các nạn nhân đã liên tục tìm lên công ty để đòi hỏi quyền lợi của mình nhưng không thể gặp được đại diện DCB. Nhiều người dân cho biết, thủ đoạn của công ty DCB không khác mấy so với Alibaba khi bán dự án "vịt trời". Giờ thì đất không có, tiền cũng không, mà chỉ có khoản nợ lớn mà chính người dân đã đi vay mượn để đi mua đất, không biết khi nào họ mới có thể trả hết.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 

Đường dây nóng VTV9 (19/11/2024)

Tăng vốn đầu tư cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát; TP.HCM chăm lo đời sống giáo viên; Thử nghiệm máy bay không người lái, xe tự hành; Trường học bị bỏ ...