Thời sự: Phương Nam hôm nay (08/5/2025)

 
Thời sự: Phương Nam hôm nay (08/5/2025)

VTV9.vtv.vn - Bế mạc Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Đặc sắc chương trình Âm nhạc nghệ thuật Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025

Bế mạc Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 

Sáng nay 8/5, lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 20 năm 2025 đã diễn ra tại Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Tham dự sự kiện có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cùng hơn 3.000 đại biểu trong nước và quốc tế.  

Đại lễ Vesak 2025 thành công trên bốn phương diện trọng tâm: tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật và cầu nguyện hòa bình. Sự kiện thu hút hơn 15.000 người tham gia, lan tỏa thông điệp: hòa bình không đến từ vũ khí, mà từ sự chuyển hóa nội tâm, lối sống đạo đức, từ bi và trí tuệ. Thành công của Vesak 2025 thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban Quốc tế Ngày Vesak Liên Hợp Quốc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với sự hỗ trợ của Đảng, Chính phủ - khẳng định Việt Nam là quốc gia cam kết vì hòa bình, đa dạng văn hóa và hợp tác quốc tế. 

Đặc sắc chương trình Âm nhạc nghệ thuật Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 

Dù mưa lớn tối qua tại TP. Hồ Chí Minh, hàng ngàn người vẫn đến khu đô thị Sala, TP. Thủ Đức để tham dự chương trình Âm nhạc nghệ thuật Phật giáo - hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025. Sự kiện Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. 

Từ những bản kinh được chuyển thể sang tiếng Việt đến phần trình diễn giao hưởng - truyền thống, kết hợp nghệ sĩ trong và ngoài nước, chương trình thực sự chạm đến trái tim khán giả. Qua đó lan tỏa thông điệp Vesak 2025: Đoàn kết, bao dung, vì nhân phẩm và hòa bình thế giới.  

Phóng viên Thanh Hải cho biết: “Chương trình Âm nhạc nghệ thuật Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025. Nhiều người dân, đặc biệt là các Phật tử đã đến đây theo dõi chương trình cũng như giao lưu với các nghệ sĩ trong và ngoài nước”.

Chị Kiều Thị Tiến - Tỉnh Đồng Nai: “Duyên lành mình được đến đây, trân trọng tất cả các nghệ sĩ. Bài kinh Tinh túy Bát Nhã do thầy Thích Tuệ Hải dịch tiếng Việt, Biểu diễn hình thức giao hưởng, truyền thống Việt Nam, cảm thấy xúc động…”

Những bài Kinh nổi tiếng được chuyển thể tiếng Việt, được giới thiệu đến khán giả qua các tác phẩm hợp xướng của dàn nhạc giao hưởng kết hợp âm nhạc truyền thống, tạo nên sự mới mẻ, và thú vị cho khán giả. Đặc biệt, hiệu ứng sân khấu với các lời kinh, lời bài hát được hiển thị ngay sân khấu trung tâm để khán giả theo dõi và cảm nhận.

Nhạc trưởng Lê Ha My - Giám đốc Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP. Hồ Chí Minh (HBSO): “Bài kinh được chuyển soạn cho dàn nhạc Giao hưởng khéo léo, truyền tải qua giọng hát các nghệ sĩ nổi tiếng, khán giả VN và quốc tế sẽ rất xúc động với tác phẩm âm nhạc này”>

Hòa thượng Thích Thọ Lạc - Phó Trưởng ban tổ chức Đại lễ Vesak thế giới 2025: “Thông qua các ca khúc nhạc phẩm chuyển tải thông điệp chủ đề đại lễ đoàn kết bao dung, vì nhân phẩm con người, tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới”.

Ngoài các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam, Chương trình còn có sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Thái Lan… mang lại sự phong phú về trải nghiệm văn hóa Phật giáo của các quốc gia trên thế giới.

 

 


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Thời sự: Toàn cảnh 24h (08/5/2025)

Núi Bà Đen cung nghinh xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ; Tổng duyệt lễ duyệt binh tại Quảng Trường Đỏ; Giá xăng dầu đồng loạt giảm 377 - 665 đồng/lít

 
 
 

Thời sự: Biết gì chưa (08/5/2025)

Phát hiện lượng lớn thốc lá lậu tại Cảng Cát Lái - Cảnh báo căn bệnh hiếm gặp xuất hiện ở Việt Nam - Phát hiện hơn 2,5 tấn thực phẩm đông lạnh không r ...

 

Thời sự: Toàn cảnh 24h (07/5/2025)

50 năm Ngày truyền thống Bộ đội biên phòng TP. Hồ Chí Minh; Lòng se điếu giá rẻ bán tràn lan trên mạng; Tháp London đỏ rực màu hoa anh túc

 

Người thổi hồn cho gỗ dừa

Với người dân Bến Tre, dừa là loại cây vô cùng thân thuộc. Không những mang lại giá trị kinh tế cho bà con, cây dừa còn đi vào thơ ca, âm nhạc, hội họ ...